Cựu tuyển thủ Nguyễn Mạnh Dũng: Khai phá những bí ẩn của “ngọc đá Dzi” – “Kim cương xứ Himalaya”

Đăng bởi Bình Minh

26/12/2023 08:57

Cựu tuyển thủ Nguyễn Mạnh Dũng không chỉ là một hình mẫu xuất sắc trên sân cỏ, mà còn là nguồn cảm hứng cho những ai sẽ và đang có ý định tìm hiểu và trải nghiệm về vẻ đẹp đầy bí ẩn của “Kim cương Tây Tạng” – đá cổ Dzi.

 

414689452-331369816520424-8021815185715198415-n-1703555567.jpg

Dzi không chỉ là một viên đá quý mà còn là một biểu tượng của sự giàu có, may mắn và năng lượng tích cực. Với hình dáng chủ yếu là hình tròn, hình bầu dục và các hoạ tiết độc đáo. Dzi thường mang trên mình sự kết hợp giữa màu nâu sẫm, đen và trắng. Dzi cổ có nguồn năng lượng vô cùng lớn, bởi được sinh ra tại miền đất Phật - đất nước có nguồn khí huyết mạch và nguồn năng lượng dồi dào của vũ trụ qua hàng nghìn năm.

Với khoảng 100 viên Đá Dzi cổ trong bộ sưu tập, cựu tuyển thủ Nguyễn Mạnh Dũng là một trong số ít những cá nhân sở hữu nhiều Dzi cổ nhất Việt Nam. Xét trong giới thể thao và nghệ sĩ nước nhà, anh khẳng định, ở thời điểm hiện tại mình là người sở hữu Dzi cổ nhiều nhất.

Tuy nguồn gốc và tác dụng của Dzi cổ vẫn là một điều bí ẩn, nhưng Nguyễn Mạnh Dũng đã đặt trọn niềm tin và có thể cảm nhận được nguồn năng lượng huyền bí ở bên trong những viên đá này. Theo anh, nguyên tắc vàng của việc chơi Dzi cổ, đầu tiên là phải có đức tin mạnh mẽ, một niềm tin vượt qua cả tín ngưỡng thông thường, thì chúng ta mới lĩnh hội được nguồn năng lượng tinh tuý, huyền bí của vũ trụ có trong viên đá.

nguyen-manh-dung2-1703555567.jpg

Với Nguyễn Mạnh Dũng và bà xã Hiền Anh Sao Mai thì Dzi cổ là một đức tin mãnh liệt

Dzi cổ không chỉ được xem là một viên đá quý, mà còn được coi là vật báu của người dân Tây Tạng. Chúng được trao đổi, thế chấp, và trang trí trong các sự kiện quan trọng như đám cưới để thể hiện sự thịnh vượng của gia đình. Đặc biệt, Dzi còn được trang trí trên tượng phật và nhiều người dân Tây Tạng tin rằng bột Đá Dzi cổ có khả năng chữa bệnh.

Nguyễn Mạnh Dũng chia sẻ rằng khi anh bén duyên với Dzi cổ, cuộc sống của anh đã thay đổi. Anh trở nên tĩnh tâm hơn, kiên nhẫn hơn, và xử lý mọi việc trở nên hài hòa hơn. Năng lượng mạnh mẽ bên trong các viên đá Dzi cổ, đã tạo ra những sự thay đổi tích cực bên trong con người và cuộc sống của anh.
Cựu tuyển thủ bóng đá Nguyễn Mạnh Dũng nhấn mạnh: “không phải chỉ khi con người sở hữu, hay chạm vào Dzi cổ, thì Dzi mới có giá trị. Không! Dzi cổ đã tồn tại, luôn đứng một chỗ và luôn luôn có giá trị vốn có. Khi con người không có lòng tin, không có đức tin thì làm sao có thể đón nhận được nguồn năng lượng huyền bí bên trong của Dzi. Và dù con người có tin hay không tin, thì Dzi vẫn có sẵn năng lượng như thế, vẫn kinh điển như vậy.

Bên cạnh đó, nhiều người có suy nghĩ rằng, nếu có đức tin thì dù nhặt viên sỏi lên đeo vào cổ, nó cũng là một viên đá quý. Tuy nhiên, đó chỉ là khía cạnh đức tin đơn thuần của mỗi người và đức tin cũng chỉ là bước đầu tiên để tiến gần hơn với viên đá cổ Dzi một cách thuần khiết nhất và tự nhiên nhất mà thôi.”

nguyen-manh-dung3-1703555567.jpg

nguyen-manh-dung4-1703555567.jpg

Giống như Mạnh DũngNSƯT Hồ Phong và NSND Minh Hằng cũng cùng chung niềm đam mê Dzi cổ

Cũng như nhiều nhà sưu tầm Dzi cổ khác, anh cho rằng: Dzi cổ là viên đá tự đi tìm chủ nhân. Sự hoà hợp về mặt tần số, về mặt năng lượng sẽ giúp Dzi và chủ nhân tiến gần đến nhau hơn. Một viên đá Dzi cổ này, có thể, ở một tiền kiếp nào đấy, đã có sự gắn bó với ta rồi. Đó chính là sứ mệnh cao cả của Dzi cổ.

Nguyễn Mạnh Dũng cũng chia sẻ thêm, việc chơi Dzi cổ cần phải dựa trên kiến thức và đức tin chân thành. Hiện nay, có rất nhiều người lợi dụng kiến thức của Dzi cổ để bán Dzi new và nói đó là Dzi cổ để lừa gạt khách hàng. Khi sở hữu Dzi new, bạn không biết và tin đó là Dzi cổ, thì đức tin của bạn đã đặt nhầm chỗ, phí đức tin và phí cả nguồn năng lượng trong mình.

Thú vui sưu tập đá Dzi cổ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Nguyễn Mạnh Dũng, trở thành đức tin, vượt ra khỏi tín ngưỡng thông thường - Điểm sáng đầy bí ẩn, trong việc khai phá nguồn năng lượng huyền bí của “Kim cương Tây Tạng”.

Bình Minh