Hướng dẫn ăn ngọt an toàn cho người bệnh tiểu đường

Đăng bởi Thanh Hà

27/09/2024 16:46

Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn đồ ngọt với lượng vừa phải cùng biện pháp quản lý lượng đường trong máu hiệu quả. Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết để bệnh nhân tiểu đường có thể thưởng thức đồ ngọt một cách an toàn và khoa học.

1. Hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi ăn đồ ngọt

Kiêng khem hoàn toàn đồ ngọt và đồ ăn vặt có thể khiến người bệnh dễ bị thèm ăn hơn, thậm chí ăn nhiều hơn khi không thể kiềm chế. Thay vì kiêng cữ tuyệt đối, thỉnh thoảng, bệnh nhân có thể cho phép bản thân thưởng thức một chút đồ ngọt (bánh ngọt, kẹo, chocolate...) ở mức độ vừa phải, cụ thể khoảng 30g đường/ngày (xấp xỉ 7 muỗng cà phê). Lưu ý rằng, người bệnh cũng cần cắt giảm lượng đường tự do trong chế độ ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và kiểm soát lượng đường hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về số lần và liều lượng phù hợp tùy theo tình trạng bệnh của mình.

Chẳng hạn, nếu muốn bổ sung mật ong, bệnh nhân cần phải xác định thể trạng cơ thể của mình đang như thế nào, có phù hợp để bổ sung hay không. Người bệnh chỉ nên sử dụng với liều lượng khoảng 5ml (một thìa nhỏ) mật ong mỗi ngày để đảm bảo an toàn sức khỏe. Bạn có thể tham khảo chi tiết vấn đề này tại bài viết mật ong và bệnh tiểu đường.

2. Ưu tiên chọn trái cây

Trái cây là lựa chọn tốt hơn đồ ngọt chế biến sẵn khi người bệnh thèm ăn ngọt. Chúng chứa ít carb hơn và không chứa đường đã qua chế biến. Hơn nữa, trái cây giàu chất xơ giúp cơ thể tiêu hóa chậm hơn, hạn chế tăng đường huyết đột ngột. 

Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý đến kích thước khẩu phần và hàm lượng đường trong trái cây. Ví dụ, một ly sinh tố trái cây nên giới hạn ở mức 120 - 180 ml, và lượng trái cây khô như nho chỉ nên khoảng 2 thìa (tương đương 15g carb).

Một số loại hoa quả an toàn cho người tiểu đường:

- Táo: Với chỉ số đường huyết thấp (38), táo giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

- Bưởi: Chỉ số đường huyết là 25 cùng Naringenin - một hợp chất có vị đắng tự nhiên giúp làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với insulin.

- Lựu: Chỉ số đường huyết của lựu rất thấp, cụ thể là 18, giúp điều hòa lượng đường trong máu.

Người bệnh tiểu đường nên ưu tiên lựa chọn thưởng thức các loại trái cây tốt khi thèm đồ ngọt

3. Tính toán và cân đối carb trong chế độ ăn uống

Bệnh nhân cần lưu ý lượng carbohydrate trong mỗi bữa ăn vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Hãy cân đối các loại thực phẩm trong bữa ăn để đảm bảo lượng carbohydrate phù hợp. Người tiểu đường nên ăn từ 45 - 60g carbohydrate cho mỗi bữa chính, từ 15 - 30g carbohydrate cho mỗi bữa nhẹ.

Nếu bạn muốn thưởng thức món tráng miệng như bánh ngọt, đồ ngọt khác, hãy giảm lượng tinh bột ở bữa chính. Ví dụ, nếu bạn ăn bánh ngọt vào bữa tối, hãy hạn chế ăn cơm, bánh mì, mì ống, khoai tây... Như vậy, bạn có thể tận hưởng đồ ngọt mà vẫn kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

4. Chọn đồ uống ít đường

Để kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, bạn nên hạn chế các loại đồ uống như nước uống thể thao, trà đóng chai. Những loại đồ uống này chứa hàm lượng calo khá cao, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột. Hãy ưu tiên nước lọc với vài lát chanh để giải khát, vừa bổ sung nước, vừa kích thích vị giác một cách tự nhiên. 

Nếu bạn muốn uống ngọt, nước dừa là một lựa chọn tốt. Bạn có thể tìm hiểu thêm về lý do mà bệnh nhân tiểu đường có thể bổ sung nước dừa trong bài viết bệnh tiểu đường có uống nước dừa được không.

5. Ăn chậm rãi, nhai kỹ

Khi ăn đồ ngọt, bệnh nhân tiểu đường nên ăn chậm, nhai kỹ và từ từ thưởng thức hương vị. Điều này giúp thức ăn được tiêu hóa chậm hơn, giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột. 

Bạn cũng có thể chia sẻ khẩu phần đồ ngọt với người ăn cùng để kiểm soát lượng tiêu thụ, giúp bạn thỏa mãn cơn thèm ngọt mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Áp dụng phương pháp ăn chậm rãi, nhai kỹ khi thưởng thức đồ ngọt giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ tăng đường huyết đột ngột

6. Làm lạnh thức ăn ngọt

Để kiểm soát lượng đồ ngọt tiêu thụ, bạn có thể thử một mẹo nhỏ: làm lạnh chúng. Hãy chia nhỏ kẹo, chocolate, kem, đồ uống... thành những viên nhỏ và bảo quản trong tủ lạnh. Khi thèm ngọt, bạn có thể lấy ra một viên nhỏ và nhai từ từ, vừa thưởng thức hương vị, vừa kiểm soát lượng đồ ngọt nạp vào cơ thể.

7. Dùng nguyên liệu thay thế đường khi nấu ăn

Thay vì sử dụng đường tinh luyện, bạn có thể thử các công thức nấu ăn sử dụng trái cây để tạo vị ngọt tự nhiên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên sử dụng các loại bột ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, yến mạch, bột hạnh nhân để thay thế bột mì trắng, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Bên cạnh việc ăn ngọt đúng cách, bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung sữa dành riêng cho người tiểu đường, nổi bật là Glucare Gold. Sản phẩm sở hữu công thức Hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm giúp cân bằng đường huyết, với chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng giúp người bệnh kiểm soát tốt tiểu đường cũng như tăng cường sức khỏe tổng thể.

Glucare Gold - Sản phẩm sữa tốt cho người tiểu đường

Kiểm soát bệnh tiểu đường là một hành trình dài nhưng không hề khó khăn. Hãy học cách ăn ngọt một cách thông minh, kết hợp với lối sống lành mạnh để duy trì cuộc sống vui khỏe và năng động.

Thanh Hà

Bạn đang đọc bài viết "Hướng dẫn ăn ngọt an toàn cho người bệnh tiểu đường" tại chuyên mục SỨC KHỎE - Y TẾ.

Đọc các tin bài có liên quan tại trang https://nongthonvaphattrien.vn/