Bị nhiễm độc thai nghén cần lưu ý gì khi vận động?

22/04/2024 23:07

SKĐS - Vận động phù hợp mang lại nhiều lợi ích đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đối với thai phụ bị nhiễm độc thai nghén, cần lưu ý gì khi vận động để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe?

Nội dung

Phụ nữ mang thai nên lựa chọn những hình thức tập luyện nhẹ nhàng, chẳng hạn như bơi lội, đi bộ, tập yoga...

3. Những lưu ý khi tập luyện

Để đảm bảo an toàn trong khi tập luyện, bạn cần lưu ý một số điều sau:

- Khởi động trước khi tập bằng các bài tập kéo giãn, xoay khớp cổ, khớp vai, khớp khuỷu, khớp hông, xoay gối, xoay khớp cổ tay, cổ chân.

- Lắng nghe cơ thể để tránh luyện tập quá sức. Nếu không phải là người chăm tập thể dục thể thao trước khi mang thai, bạn nên bắt đầu tập luyện từ từ rồi tăng dần lên khi cơ thể đã quen.

- Hãy giảm cường độ tập khi thấy không thoải mái, thở dốc hoặc mệt. Phụ nữ mang thai chỉ nên tập ở cường độ vừa phải, nghĩa là các bài tập khiến bạn tăng nhịp tim, bắt đầu đổ mồ hôi, nhưng vẫn có thể nói chuyện được bình thường. Tránh thực hiện các hoạt động cường độ mạnh khiến bạn khó có thể nói chuyện mà không dừng lại để thở.

- Uống đủ nước và nên ăn nhẹ trước khi tập, không nên tập ngay sau khi ăn no.

- Mặc quần áo thoải mái, phù hợp với vận động, nhất là những loại áo ngực dành cho bà bầu.

- Nên tập với huấn luyện viên để đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật.

- Lựa chọn không gian và thời gian tập phù hợp. Không nên tập luyện ở nhiệt độ cao như tập ngoài trời nắng nóng, trong phòng xông hơi như “Hot yoga”, “Hot pilates”...

Ngoài ra, khi có một trong những dấu hiệu sau đây, phụ nữ mang thai không nên vận động:

Chảy máu âm đạo;Đau vùng bụng;Cơn co thắt xuất hiện thường xuyên;Rỉ ối;Đau đầu, đau ngực, mệt mỏi;Cổ tử cung yếu, có dấu hiệu mở sớm;Mang đa thai có nguy cơ sinh non;Bong nhau thai.

Mời bạn đọc xem thêm:

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghénChế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

SKĐS - Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật thường gây ra vấn đề cho hệ tuần hoàn của mẹ bầu, làm giảm lượng chất dinh dưỡng mà em bé nhận được. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và lành mạnh.

10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén10 câu hỏi thường gặp liên quan đến nhiễm độc thai nghén

SKĐS - Nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật) là tình trạng liên quan đến tăng huyết áp và protein cao trong nước tiểu. Nhiễm độc thai nghén thường xảy ra vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, hay xuất hiện ở người chửa con so, đa thai, đa ối.


Nguồn suckhoedoisong.vn

Bạn đang đọc bài viết "Bị nhiễm độc thai nghén cần lưu ý gì khi vận động?" tại chuyên mục Giáo Dục.

Đọc các tin bài có liên quan tại trang https://nongthonvaphattrien.vn/