Nghị quyết Đại hội X Hội Nhà báo Việt Nam đã xác định 11 nhiệm vụ trọng tâm. Bám sát những nhiện vụ này, hoạt động của các cấp Hội đã có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào chiều sâu nên chất lượng và hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao, tạo sự lan tỏa trong đời sống xã hội; quy tụ, thu hút được đông đảo cơ quan và người làm báo trong cả nước tham gia. Đánh giá những kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đề ra, Báo cáo ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh Những kết quả đạt được trong thời gian qua đã góp phần nâng cao hơn nữa vai trò, vị trí, chức năng và hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội, góp phần vào thành tích chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới..
Thực hiện Nghị quyêt Đại hội lần thứ X những kết quả nổi bật
Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam năm 2015. Ảnh: TL
Thời gian từ Đại hội lần thứ X (tháng 8 năm 2015) đến nay, HộiNhà báo Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của tổ chức Đảng; sự ủng hộ, tạo điều kiện của Nhà nước, các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương và sự điều hành sát sao của Thường vụ Hội Nhà Báo trong thực hiện Chương trình công tác toàn khóa cũng như Kế hoạch hoạt động từng năm. Cùng với những thuận lợi này là sự đồng thuận, ý thức trách nhiệm, niềm say mê nghề nghiệp ngày càng cao của đội ngũ những người làm báo.
Bằng ý chí, quyết tâm và sự đồng thuận của cả toàn hệ thống và đội ngũ của những người làm báo, trong đánh giá tình hình vào tháng 4 năm 2020, Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: Nét nổi bật thời gian qua là Hội đã tổ chức thành công Hội Báo toàn quốc các năm 2016, 2017, 2018 và 2019; Triển khai thực hiện Luật Báo chí, 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo và Quy tắc sử dụng mạng xã hội gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hội nhà báo Việt Nam cũng đã thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức người làm báo các cấp; rà soát tổ chức Hội và chất lượng đội ngũ hội viên thông qua đổi thẻ giai đoạn 2016-2021; Thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam; Ra mắt Cổng thông tin điện tử. Đặc biệt, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp cùng các đơn vị, địa phương tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TƯ của Ban Bí thư về“ tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới”.Thành công xuất sắc trên cương vị Chủ tịch Liên đoàn các nhà báo ASEAN (CAJ) trong nhiệm kỳ đã nâng cao vị thế Hội Nhà báo việt Nam trong khu vực.
Phân tích kết quả thực hiện những nhiêm vụ trong tâm đề ra của Đại hội X có thể nhận thấy
1.Trong Công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Hội
Hội đã chủ trì tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TƯ của Ban Bí thư. Trên cơ sở kết quả tổng kết, Hội Nhà báo Việt Nam đã có báo cáo trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị mới về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của tổ chức Hội; Đảng Đoàn Hội đã ban hành Kế hoạch số 68-KH/ĐĐ ngày 15/8/2019 nhằm phối hợp với các cơ quan chức năng, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, bộ, ban, ngành để chỉ đạo các cấp Hội thực hiện. Đây là đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp từ trung ương đến các địa phương, đơn vị để tiếp tục khẳng định và nâng cao vai trò, vị trí của Hội với tư cách là tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp duy nhất của người làm báo Việt Nam.
Lãnh đạo Hội đã có nhiều văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các các cấp Hội tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức cho hội viên học tập và thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, văn bản của Nhà nước về công tác báo chí và hoạt động Hội. Hội đã ban hành Chương trình hành động và tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu, rộng trong toàn Hội nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII); Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và; Thông báo số 248/TB-VPCP ngày 16/7/2019 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam. Sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Hội đã tạo được sự thống nhất, đồng thuận cao của các cấp Hội trong tổ chức các sự kiện lớn như Hội báo toàn quốc hàng năm, Giải báo chí quốc gia,….
2. Trong công tác tổ chức Hội
Thông qua sinh hoạt ở các cấp, tổ chức Hội đã tăng cường công tác rà soát, kiện toàn bộ máy tổ chức. Hoạt động này còn được thực hiện thông qua công tác đổi Thẻ hội viên và việc kết nạp hội viên mới. Trước khi đổi thẻ, Hội có 24.297 hội viên, sau khi đổi thẻ còn 19.203 hội viên, giảm hơn 5.000 do không đủ điều kiện. Trong nhiệm kỳ X, Hội đã thành lập thêm 01 Liên Chi hội, 35 Chi hội trực thuộc và sáp nhập 01 Liên Chi hội, 07 Chi hội trực thuộc Trung ương. Cùng với việc phát triển tổ chức Hội và hội viên, Hội đã tiến hành rà soát, chấn chỉnh, xử lý vi phạm, giải thể những đơn vị hoạt động không hiệu quả. Trong nhiệm kỳ, Trung ương Hội quyết định giải thể 07 tổ chức Hội, khai trừ 07 trường hợp và xóa tên 1.274 hội viên. Những việc làm cụ thể này đã góp phần vào củng cố Hội và tăng nhanh số người gia nhập Hội. Tính đến hết tháng 2/2020, Hội đã kết nạp 7.109 hội viên mới, đưa tổng số hội viên lên 25.038 người, tham gia sinh hoạt tại 294 đơn vị cấp hội gồm: 63 Hội nhà báo tỉnh, thành phố, 19 Liên chi hội và 212 chi hội trực thuộc Trung ương.
3.Về giáo dục,bồi dưỡng,nâng cao nhận thức, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo
Là một nhiệm vụ trọng tâm, Hội Nhà báo Việt Nam đặc biệt quan tâm và coi đây là nột trong những nhiệm vụ hàng đầu. Lãnh đạo Hội đã có nhiều chỉ đạo và hướng dẫn các các cấp Hội tăng cường và đẩy mạnh việc tổ chức học tập, thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, văn bản của Nhà nước. Hội đã ban hành Chương trình hành động và tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị sâu, rộng như, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về chống tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ;Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng tập thể Hội trong sạch, vững mạnh gắn liền với việc triển khai thực hiện tốt Luật báo chí 2016, 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam…
4. Về bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ
Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ luôn được Trung ương Hội và các cấp Hội quan tâm chỉ đạo, tổ chức dưới nhiều hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ hiệu quả và đạt kết quả tích cực. Trong 5 năm (2015 -2020), Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí của Hội tổ chức được 539 lớp học cho 15.394 học viên. Hội cũng đã tổ chức gần 40 cuộc tọa đàm, hội thảo quốc gia và quốc tế (gấp 2 lần nhiệm kỳ trước). Giải Báo chí Quốc gia được tổ chức với quy mô ngày càng lớn, thu hút được nhiều tác phẩm tiêu biểu thuộc tất cả các loại hình báo chí tham gia. Hàng năm, việc tổ chức Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia đều thành công tốt đẹp vào đúng dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21tháng 6), giải đã có sức lan tỏa sâu rộng, uy tín ngày càng được khẳng định và nâng cao. Bên cạnh Giải Báo chí Quốc gia, Hội còn phối hợp và tham gia với các bộ, ban, ngành trung ương tổ chức thành công nhiều giải báo chí chuyên ngành và liên ngành. Hội đã thực hiện Đề án hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao giai đoạn 2016-2020, Qua đó, Hội đã thu nhận và thẩm định hàng vạn tác phẩm báo chí chất lượng cao của trung ương và các địa phương.
5.Công tác thi đua,khen thưởng, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người làm báo
Hoat động kiểm tra của các cấp Hội đã được đẩy mạnh, thời gian của nhiệm kỳ X,Hội đã tiếp nhận hơn 5.000 đơn thư liên quan đến nhà báo và hội viên. Trong số này, trên 90% đã được nghiên cứu, phân loại và xử lý; không có vụ việc bị tồn đọng hoặc chậm xử lý. Cớ trên 800 đơn thư liên quan đến các vấn đề về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên; 200 đơn thư liên quan đến hội viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp; 285 đơn thư khiếu kiện về thông tin trên báo chí không chính xác đều đã dược chuyển tới lãnh đạo đơn vị để xem xét, kiểm tra và làm rõ những nội dung để trả lời. Ngoài ra, hơn 560 đơn thư về các vụ việc không thuộc chức năng của Hội, đã được chuyển tới các cơ quan chức năng để xử lý theo thẩm quyền.
Công tác thi đua khen thưởng được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo. Quy chế thi đua, khen thưởng của Hội đã được bổ sung, chỉnh sửa nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, theo hướng khen thưởng thực chất, đúng người, đúng việc. Các cấp Hội đã xây dựng cơ chế, chính sách để động viên, khen thưởng xứng đáng các đơn vị cá nhân có thành tích xuất sắc. Hàng năm, đã thành thông lệ,vào dịp 21 tháng 4, Hội đều tổ chức trao thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc tại các Hội nghị tổng kết hoạt động Hội và thi đua, khen thưởng.
6. Hội Báo toàn quốc hàng năm nét mới của hoạt động báo chí
Là những công việc mới lại thực hiện trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Thường vụ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp Hội và hội viên, sau 4 năm tổ chức, Hội Báo toàn quốc đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng thường xuyên trong năm. Đây được coi là ngày Hội lớn của báo giới và công chúng cả nước.
Hội Nhà báo Việt Nam luôn nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, của nhiều doanh nghiệp và đặc biệt là của UBND Thành phố Hà Nội. Hội Báo toàn quốc hàng năm đã thu hút sự tham gia của hàng trăm cơ quan báo chí với những gian trưng bày của các Liên chi hội, chi hội ở Trung ương; cơ sở đào tạo báo chí; các công ty kinh doanh thiết bị làm báo cùng với các Hội nhà báo tỉnh, thành phố và Cụm thi đua.
Ấn tượng của Hội Báo toàn quốc đem đến chính là sự hấp dẫn, mối quan hệ tương tác đa phương tiện được hội tụ trong một không gian đầy sức sáng tạo. Bên cạnh hình ảnh báo chí được quảng bá, Hội Báo toàn quốc còn là nơi giao lưu, để những người làm báo trao đổi nghề nghiệp hữu ích. Các hoạt động sôi động được bố trí xen kẽ cùng các hoạt động nghiệp vụ có chiều sâu, đã tạo nên một không gian vừa có tính lễ hội lại mang đậm tính nghề nghiệp đã tạo sức hút đặc biệt công chúng đến với Hội Báo toàn quốc hàng năm.
7. Hoạt động đối ngoại, một trong những thành công nổi bật
Từ năm 2015 đến nay, Hội Nhà báo Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động đối ngoại và thu được nhiều thành công trong giao lưu, tăng cường hoạt động thông tin báo chí giữa Việt Nam và quốc tế. Hội đã dảm nhận chức vụ Chủ tịch Liên đoàn các nhà báo ASEAN (CAJ) và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được giới báo chí cả nước và các quốc gia trong khu vực đánh giá cao. Quan hệ hợp tác với các đối tác truyên thống (Hàn Quốc, Lào, Thái... ) được tăng cường và đẩy mạnh. Đặc biệt, năm 2017 dã ghi dấu ấn mới về sự phát triển trong quan hệ song phương giữa Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo toàn Trung Quốc…..
Theo các nhà phân tích, công tác đối ngoại của Hội Nhà báo Việt Nam trong những năm qua mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế về ngân sách và nhân sự, nhưng Hội đã tích cực tìm kiếm và thúc đẩy mạnh quan hệ hợp tác với tổ chức báo chí khu vực và thế giới; chú trọng mở rộng các hoạt động đối ngoại song phương nên đã có được những thành công.
8. Hướng về nguồn cội để phát huy thế mạnh của người làm báo
Phát huy truyền thống báo chí cách mạng Việt Nam, lãnh đạo Hội đã quan tâm giáo dục truyền thống, đặc biệt đối với lớp các nhà báo trẻ. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Quyết định 1118 ngày 28/7/2017), ngày 16 tháng 8 năm 2017, Hội đã tiến hành lễ công bố Quyết đinh. Sau lễ công bố này, Hội đã tổ chức 13 lễ hiến tặng và tiếp nhận hiến vật cho bảo tàng, Đến cuối tháng 2 năm 2020, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã thu thập được trên 25.000 hiện vật, tài liệu liên quan đến đến lịch sử báo chí Việt Nam; hoàn thành việc thiết kế, thi công hệ thống trưng bày thường xuyên. Công trình Bảo tàng dự kiến được khánh thành và mở cửa đón khách vào tháng 6 năm 2020.
Cùng với xây dựng Bảo tàng, Văn phòng Hội đã cùng các ban, đơn vị ở cơ quan Trung ương Hội đã tiến hành xây dựng con đường vào Khu di tích lịch sử của Hội Nhà báo Việt Nam tại thôn Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Sự kiện xây dựng con đường vào Khu di tích lịch sử của Hội, đón nhận Bằng công nhận Di tích lịch sử Báo chí Quốc gia và kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là những sự kiện có ý nghĩa hết sức lớn lao, mang tính lịch sử, thể hiện quyết tâm hoàn thành trọng trách lớn lao của lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020.
Hướng tới Đaị hội lần thứ XI với trách nhiệm của những người làm báo Việt Nam
Là một là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo, trên 70 năm qua Hội Nhà báo Việt Nam, đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Hội đã không ngừng bồi đắp truyền thống vẻ vang của Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Những ngày qua, đội ngũ những người làm báo cả nước đã tích cực tuyên truyền toàn diện trên mọi lĩnh vực của đất nước trong công cuộc đổi mới; đấu tranh chống lại các âm mưu, hành động, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và tham gia hiệu quả vào đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Để để xây dựng đội ngũ những người làm báo ngang tầm đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng, Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, phải tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, thực hiện tốt Luật Báo chí, các Quy định về đạo đức nghề nghiệp và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.
Từ yêu cầu của người làm báo cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trí, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm báo cho hội viên là nhiện vụ hàng đầu của các tổ chức Hội. Hội cần xây dựng hệ thống tổ chức thống nhất, chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương hoạt động theo Điều lệ chung. Việc kiện toàn tổ chức các cấp Hội cầnđược tiếp tục theo hướng: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, sáng tạo, thiết thực; Phối hợp với các cơ quan chỉ đạo, quản lý nhằm tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách phát triển quản lý báo chí và đội ngũ người làm báo; Hội cần quan tâm hơn nữa việc bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên và người làm báo.
Hướng tới Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, nhiệm kỳ 2020-2025, các cấp Hội Nhà báo Việt Nam đang tập trung triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm như Tổ chức đại hội nhiệm kỳ các cấp Hội, hướng tới Đại Đại hội thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020; …và các sự kiện, hoạt động đã được Ban Thường vụ Hội xây dựng thành những kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện
Từ những vấn đề đặt ra Hội Nhà báo Việt Nam đã nhấn mạnh, Mỗi cấp hội, mỗi hội viên cần nhận thức sâu sắc trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang của người làm báo cách mạng, nỗ lực phấn đấu góp phần xây dựng nền báo chí Cách mạng Việt Nam giàu tính chiến đấu, giàu tính nhân văn, chuyên nghiệp và hiện đại, vì lợi ích của đất nước và nhân dân./.