Báo báo tại buổi lãm việc, lãnh đạo huyện Đan Phượng cho biết, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, năm 2015, huyện Đan Phượng huyện đầu tiên của TP. Hà Nội được công nhận đạt chuẩn NTM. Sau khi 3 xã Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng đặt mục tiêu xây dựng thêm 7 xã NTM nâng cao gồm: Đồng Tháp, Phương Đình, Thọ An, Trung Châu, Liên Hà, Tân Hội, Tân Lập. Đến nay, chất lượng các tiêu chí NTM tại các xã được cải thiện.
Bà Hoàng Thị Huyền, Phó Chánh văn phòng chuyên trách VP điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội
Kết quả rà soát bộ tiêu chí NTM nâng cao, cả 7/7 xã nêu trên đã đạt và cơ bản đạt từ 15 tiêu chí trở lên. Trong đó, 2 xã Phương Đình và Liên Hà đã đạt và cơ bản đạt cao nhất với 18 tiêu chí. Kết quả nổi bật trong xây dựng NTM nói chung của huyện là trong tổng số 15 xã, hiện chỉ còn xã Trung Châu có tỷ lệ hộ nghèo 1,06%; các xã còn lại đều có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%.
Đối với kết quả thực hiện 9 tiêu chí huyện NTM nâng cao, đến nay, huyện Đan Phượng đã đạt 7/9 tiêu chí gồm: Quy hoạch; Giao thông; Thủy lợi; Điện; Sản xuất; An ninh trật tự; Chỉ đạo xây dựng NTM. Còn lại tiêu chí môi trường đến tháng 6/2019 đạt 92%, kế hoạch năm 2019 sẽ đạt 95% và hợp phần trường học trong nhóm tiêu chí Y tế - Văn hóa - Giáo dục đạt 67%.
HTX Đan Hoài, đứng vị ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoa Hồ Điệp lớn tại huyện Đan Phượng
Báo cáo cũng đã nêu rõ, ngay từ khi bắt tay triển khai Chương trình xây dựng NTM nâng cao (giai đoạn 2016 - 2020), địa phương đã cụ thể hóa các nhiệm vụ thành khẩu hiệu: “Sản xuất phát triển, đường có hoa, nhà có số, hạ tầng kiên cố, cán bộ nâng tầm, nhân dân đồng thuận”. Triển khai ba tập trung về tuyên truyền, tập trung nguồn lực; bốn trụ cột trong nông nghiệp và năm điểm nhấn về văn hóa - xã hội.
Hàng loạt cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể, thiết thực về nguồn vốn cũng đã được huyện Đan Phượng triển khai. Theo đó, các xã đặt mục tiêu về đích NTM nâng cao trong năm 2019 được ngân sách huyện hỗ trợ 500 triệu đồng/xã. Bên cạnh đó là gần 600 triệu đồng kinh phí hỗ trợ các địa phương thực hiện gắn biển số nhà, đặt tên đường làng, ngõ xóm...Tất cả đều phải công khai, minh bạch ở tất cả các khâu, nhất là trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực. Cùng với đó, cần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa là một trong những ưu tiên của huyện Đan Phượng
Thời gian vừa qua, huyện Đan Phượng đã chủ động tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các xã thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Trong đó, tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch chung xây dựng Huyện và quy hoạch phân khu S1, S2, GS làm căn cứ triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện Đan Phượng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; thu hút các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, tích cực đẩy mạnh tái đàn lợn an toàn; đến nay, tổng đàn lợn có hơn 101 nghìn con, bằng 200,9% so với cùng kỳ. Huyện cũng tích cực triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tổ chức khảo sát 107 sản phẩm, trong đó, có trên 50 sản phẩm dự kiến đề nghị Thành phố công nhận đạt 3 sao trở lên.
Diện mạo Nông thôn mới huyện Đan Phượng thay đổi từ mỗi làng quê
Trong bối cảnh vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội với những kết quả đạt được theo kế hoạch đã đề ra. Huyện cũng tập trung triển khai các dự án lớn, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tám công trình; hoàn thành giải phóng mặt bằng 15 dự án với diện tích hơn 132 nghìn m2. Phấn đấu hết năm 2020, các xã còn lại của huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Mặc dù đạt được kết quả như vậy, nhưng lãnh đạo huyện Đan Phượng thẳng thắn nhìn nhận, kết quả còn chưa tương xứng so với tiềm năng.
Đánh giá cao việc triển khai xây dựng NTM của huyện Đan Phượng, Phó Chánh văn phòng chuyên trách Văn phòng điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội Hoàng Thị Huyền - Trưởng đoàn công tác đề nghị UBND huyện Đan Phương tiếp tục tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác xây dựng NTM tại 7 xã theo kế hoạch.
Một số nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thành phê duyệt quy hoạch trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn. Huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư nâng cấp hạ tầng, nhất là các trang thiết bị vui chơi, giải trí và thể thao ngoài trời. Bên cạnh đó, triển khai thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn tại 3 xã: Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung, trên cơ sở đánh giá, nghiên cứu nhân rộng để thực hiện tốt tiêu chí bảo vệ môi trường. Đồng thời, tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, trong đó, cần chỉ rõ những kết quả, đúc rút kinh nghiệm và hạn chế, làm tiền đề để tổ chức triển khia các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác xây dựng NTM.
Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư nâng cấp đồng bộ
Thay mặt đoàn công tác, bà Hoàng Thị Huyền đề nghị lãnh đạo huyện Đan Phượng tập trung quan tâm chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại; ưu tiên phát triển hệ thống đường giao thông, bến bãi đỗ xe, bãi tập kết vật liệu theo quy hoạch. Đẩy mạnh phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền, chất lượng hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội.
Đặc biệt, theo bà Huyền huyện Đan Phượng cần đẩy mạnh đẩy nhanh các dự án đầu tư công; tạo mọi điều kiện để khu vực tư nhân triển khai các dự án, công trình; đẩy mạnh phát triển kinh tế làng nghề; chú trọng mở thêm các điểm công nghiệp mới, khuyến khích các hộ sản xuất, kinh doanh chuyển đổi thành các doanh nghiệp. Quy hoạch đô thị phải hướng đến quy hoạch đô thị sinh thái thông minh nhưng vẫn đảm bảo gìn giữ được hồn quê Việt, xây dựng Đan Phượng thành miền quê đáng sống./.
Huyện Đàn Phượng đã dẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển các ngành nghề, tạo mặt bằng sản xuất, nâng cao thu nhập người dân như sản xuất hoa lan hồ điệp, rau hữu cơ, nấm với tổng diện tích là 52ha, diện tích nhà màng lưới 60ha. Đồng thời thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được 575,7ha; diện tích trồng cây ăn quả 666ha, thu nhập bình quân từ 500-650 triệu đồng/ha/năm; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại - dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 61,2 triệu đồng/ người; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,17%...Đến cuối năm 2019, toàn huyện có 9/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, huyện phấn đấu hoàn thành 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2020.
BÀI VIẾT THEO CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP VỚI VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TP. HÀ NỘI
Địa chỉ: số 73 Lê Hồng Phong - Hà Đông - Hà Nội Điện thoại: 024.33602178; Email: nvchisxttmnnhanoi@gmail.com