SKĐS - Chuột rút là vấn đề hay gặp ở những người chạy bộ, nhất là những người mới bắt đầu bộ môn này. Có thể phòng tránh được chuột rút khi chạy bộ nhờ các biện pháp dưới đây…
Đau chân, chuột rút khi vận động…, coi chừng mắc hội chứng bẫy động mạch khoeo
SKĐS -Hội chứng bẫy động mạch khoeo là một nguyên nhân đau chân hiếm gặp nhưng rất dễ bị bỏ sót trên lâm sàng. Đây là bệnh lý thường gặp ở người trẻ tuổi, triệu chứng thường không liên tục, tăng lên khi vận động hay tập thể dục.
1. Vì sao bị chuột rút khi chạy bộ?
Chuột rút là sự co cơ không chủ ý, có thể diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian hoặc có thể là một khoảng thời gian thư giãn và co lại trong cơ.
BS. Nguyễn Trọng Thủy (Nguyên BS Đội tuyển bóng đá nam Quốc gia và U23 Việt Nam) cho hay, các cơ thường bị chuột rút là ở bắp chân, vòm bàn chân, cơ tứ đầu, gân kheo, thậm chí có thể gặp chuột rút ở một bên cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chuột rút khi chạy bộ:
Mất nước, mất cân bằng điện giải.Không khởi động kỹ trước khi chạy.Chạy quá sức.Chạy sai kỹ thuật. Sau khi chạy không giãn cơ.
Ngoài ra, những người mắc một số tình trạng bệnh lý như bệnh động mạch ngoại biên hoặc tổn thương thần kinh… cũng có thể gặp chuột rút khi chạy bộ.
2. Làm thế nào hạn chế chuột rút khi chạy bộ?
Để hạn chế chuột rút khi chạy bộ, BS. Nguyễn Trọng Thủy khuyến cáo, người tập môn thể thao này nên thực hiện:
2.1. Tập thở sâu giảm chuột rú khi chạy bộ
Thở nông là nguyên nhân chính gây ra chuột rút ở bên hông hoặc co thắt dạ dày khi chạy. Do đó, những người chạy bộ nên học cách hít thở sâu và đầy đủ từ cơ hoành chứ không phải từ ngực.
Thở bằng cơ hoành (thở bằng ngực) là kỹ thuật giúp tối đa hóa lượng oxy trong khi chạy. Thở bằng cơ hoành khi chạy bộ sẽ giúp tăng lưu lượng máu giàu oxy đến các cơ của cơ thể, từ đó làm giảm tình trạng mệt mỏi khi chạy.
2.2. Đảm bảo uống đủ nước
Nên bổ sung đầy đủ nước khi chạy bộ để tránh bị chuột rút.
2.3. Thực hiện các bài tập khởi động và giãn cơ
Để giảm chuột rút, hãy dành 5-10 phút để giãn cơ bắp chân, gân kheo và cơ tứ đầu trước khi chạy. Có thể đi bộ chậm, sau đó đi bộ nhanh, tập đứng lên-ngồi xuống, nhảy cao chân tại chỗ, nhảy tay đập trên đầu, chạy gót chân chạm mông…
Bên cạnh đó, sau chạy bộ, người tập cũng nên thực hiện các động tác giãn cơ để giảm các cơ bị căng trong quá trình chạy: Căng gân, căng cơ đùi trước-sau, giãn cơ tay, cơ bụng, giãn vai-lưng...
2.4. Massage thể thao
Massage thể thao (sport massage) thường xuyên có thể giúp thư giãn các cơ bị thắt chặt và thúc đẩy lưu lượng máu đến cơ tốt hơn. Đây là phương pháp massage sử dụng kỹ thuật tay xoa bóp vào mô mềm, khớp, cơ bắp khi một bộ phận cơ thể vận động quá sức như bắp tay, bắp chân, cơ đùi, cơ lưng…
Phương pháp này giúp hỗ trợ giảm chấn thương và cơ thể nhanh bình phục. Massage trước và sau khi vận động có thể giảm nguy cơ gặp chấn thương và giúp điều trị chấn thương hiệu quả, đồng thời giúp người tập sẽ ít bị chuột rút hơn.
2.5. Tăng tốc độ dần dần
Chạy quá nhanh trong thời gian đầu chạy có thể gây ra tình trạng gắng sức quá mức và chuột rút cơ bắp. Do đó, nên tăng dần cường độ tập luyện, từ chậm đến nhanh.
Với người mới tập chạy, hãy bắt đầu với quãng đường ngắn hơn và tốc độ chậm hơn, sau đó tăng dần cường độ lên quãng đường dài hơn và tốc độ nhanh hơn.
2.6. Chế độ ăn phù hợp
Những nguyên nhân khiến bạn dễ bị chuột rútĐỌC NGAY
Cần chú ý đến việc bổ sung đầy đủ chất trong chế độ ăn như canxi, kali và magiê... Đây là những khoáng chất quan trọng đối với chức năng cơ bắp và có thể giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân.
Ngoài ra, trước khi chạy nên tránh các bữa ăn nhiều đạm, ăn quá no, đặc biệt là đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán vì chúng khó tiêu hóa hơn. Nên ăn trước khi chạy ít nhất hai giờ.
2.7. Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Việc tập luyện cường độ cao liên tục có thể gây mệt mỏi, chuột rút và chấn thương cho người tập trong buổi tập luyện tiếp theo. Do đó, cần có kế hoạch nghỉ ngơi hợp lý xen kẽ với tập luyện.
Nếu việc nghỉ ngơi, thư giãn không làm giảm các triệu chứng khó chịu, cần trao đổi với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.
Ngày 23/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Chương trình “Sức mạnh Nhân đạo” 2024 vận động nguồn lực chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trong Phong trào “Tết Nhân ái” của toàn Hội và khởi động Chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”.
Hoà trong không khí kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (30/11/1954 - 30/11/2024), kỷ niệm 65 ngày Bác Hồ phát động Tết Trồng cây (28/11/1959 - 28/11/2024) và kỷ niệm những ngày lễ lớn của Thủ đô và Đất nước trong năm 2024. Hội Sinh Vật Cảnh thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Liên hoan Sinh Vật Cảnh Thủ đô năm 2024 từ ngày 25/11 - 5/12 tại Khu đô thị Mailand Hà Nội City (An Khánh - Hoài Đức - Hà Nội).
Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, đã công bố việc ra mắt sản phẩm Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe: Prolessa® Duo (Health Supplement: Prolessa® Duo) tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm dinh dưỡng này chứa hỗn hợp các thành phần đặc chế bao gồm dầu cọ, dầu yến mạch và acid linoleic liên hợp (CLA) hỗ trợ giảm hấp thu năng lượng và hỗ trợ giúp giảm béo*.