Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 tại bản tin 9h hàng ngày.
Tính đến 9h00 ngày 3/10/2020, theo thống kê của worldometers.info:
*Thế giới: 34.794.459 người mắc; 1.032.222 người tử vong, 25.730.365 người khỏi bệnh.
215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
- Việt Nam đứng thứ 165 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 7/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.
* Việt Nam: 1096 ca mắc COVID-19
Trong đó:
- Số ca điều trị khỏi: 1020 ca.
- Số ca tử vong: 35 ca
Số TH nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay |
Số TH nhiễm phát hiện tại cộng đồng |
Số TH đang được cách ly tập trung |
Số TH được cách ly tại nhà và theo dõi y tế |
405 |
691 |
10.238 |
4.775 |
1. Tính đến 9h ngày 3/10: Việt Nam có tổng cộng 404 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
+ Từ 18h ngày 1/10 – 6h sáng 3/10: ghi nhận 0 ca mắc mới.
2. Số ca bình phục trong 24h qua: 02 ca
3. Số ca tử vong tới nay: 35 ca
4. Số ca tiến triển tốt:
- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 1 ca
- Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 2 ca
-Số ca âm tính lần 3 với SARS-CoV-2: 4 ca
5. Số người cách ly: 16.182 người
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 723 người
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 10.796 người
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 4.663 người
6. Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 405 ca
7. Số ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca
8. Nhận xét:
- Đến 9h sáng ngày 3/10, toàn thế giới đã vượt quá 34,4 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 1 triệu người đã tử vong, dịch bệnh đã xuất hiện ở 215 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện đã có hơn 25,7 triệu người khỏi bệnh.
Xét theo khu vực, theo hãng tin AFP (Pháp), châu Âu trong 7 ngày qua là châu lục có tốc độ lây nhiễm virus cao nhất thế giới với 10% so với tuần trước, trong khi Trung Đông tăng thêm 5%, châu Đại Dương 5%, Mỹ và Canada tăng 1% so với tuần trước. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm giảm tại các khu vực khác: châu Phi (-7%), châu Á (-5%), Mỹ Latinh và vùng Caribe (-3%).
Xét về số ca mắc và tử vong, Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh với 7,5 triệu ca mắc và 212.861 ca tử vong. Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận ông và phu nhân là bà Melania Trump đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Bác sĩ của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ cùng phu nhân trong tình trạng sức khỏe ổn định. Cả hai đang được cách ly tại Nhà Trắng.
Ấn Độ - tâm dịch châu Á và là nước có số ca mắc COVID-19 nhiều thứ 2 thế giới sau Mỹ, với tổng số ca mắc lên tới 6.399.329 triệu ca. Theo thông báo từ Bộ Y tế Ấn Độ, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này đã tăng lên 99.773 ca, cao hơn 1.095 ca so với một ngày trước đó. Hiện vẫn còn 942.217 ca bệnh COVID-19 đang điều trị trong khi hơn 5,35 triệu bệnh nhân đã hồi phục. Sau Ấn Độ là Brazil với 4.849.229 ca mắc và 144.767 ca tử vong.
- Tại Việt Nam, trong 24h qua qua ghi nhận 01 ca mắc mới. Đến nay, đã 31 ngày Việt Nam không có ca mắc mới tại cộng đồng. Tại thủ đô Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã qua 46 ngày Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng.
Về công tác chỉ đạo điều hành:
- Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2020 vào sáng ngày 2/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ không được chủ quan, lơ là để dịch bệnh bùng phát trở lại; yêu cầu các cấp, các ngành, nhất là hai thành phố lớn kiểm soát chặt chẽ tất cả các nguồn nhập cảnh vào Việt Nam, đặc biệt là nhập cảnh trái phép.
Về việc mở lại các đường bay quốc tế, đây là điều tất yếu phải làm nhưng phải kiểm soát chặt chẽ, không được để dịch bệnh lọt vào cộng đồng. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn chi tiết, cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ vận dụng các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn cho người dân, các chuyên gia, nhà ngoại giao, nhà đầu tư.
Nhân dịp này, Thủ tướng cũng lưu ý vấn đề cách ly ở khách sạn khi có nhiều ý kiến khác nhau như trường hợp thay đổi chi phí cách ly ở khách sạn mà báo chí phản ánh vừa qua, gây bức xúc cho người dân.
- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa ký ban hành Chỉ thị số 21 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó Chỉ thị yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh, người đứng đầu cơ sở khám, chữa bệnh trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch tại đơn vị; tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Chỉ thị yêu cầu thực hiện xét nghiệm COVID-19 theo quy định; xét nghiệm bệnh nhân có bất kỳ biểu hiện triệu chứng của bệnh, xét nghiệm bệnh nhân nặng, bệnh nhân nằm ở các khoa Cấp cứu, Thận nhân tạo, Hồi sức tích cực, Hô hấp...; xét nghiệm cho nhân viên y tế tại các khoa này, tránh việc lây nhiễm từ nhân viên y tế cho người bệnh.
Tất cả các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà đến thăm, chăm sóc phải thực hiện cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh; có hình thức phân luồng ưu tiên đối người đến khám, điều trị thực hiện việc cài đặt và bật ứng dụng truy vết. Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký lịch khám, chữa bệnh, tư vấn sức khỏe, khám bệnh từ xa.
Chỉ thị cũng nêu rõ trách nhiệm của các đơn vị y tế dự phòng; Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Viện nghiên cứu
Về công tác điều trị:
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong 24h qua, có 02 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là: BN1041, BN1043. Như vậy, đến thời điểm này, nước ta đã chữa khỏi cho 1.020 bệnh nhân COVID-19/1.096 ca mắc (khoảng 96% tổng số ca mắc đã được chữa khỏi). Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 1 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 2 ca, số ca âm tính lần 3 là 4 ca.
Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca. Đa phần các trường hợp tử vong đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng.