Nam thanh niên ngã gục trên đường chạy, cách nào chạy bộ an toàn với người bệnh tim?

22/04/2024 23:07

SKĐS - Mới đây, trong giải chạy Tay Ho Half Marathon 2024, một nam thanh niên gục ngã ngay trên đường chạy cách vạch đích khoảng 100m. Ê-kíp y tế đã tiến hành biện pháp sơ cấp cứu và đánh giá cho thấy, bệnh nhân có bệnh tim mạch nền, rối loạn nhịp… Vậy với người bệnh tim, chạy bộ thế nào cho an toàn?

Cần xác định nhịp tim khi chạy bộ.

2. Bệnh tim nguy hiểm thế nào?

Bệnh tim là kẻ giết người hàng đầu. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, cứ 36 giây lại có người chết vì bệnh tim. Bệnh tim mạch vành là dạng bệnh phổ biến nhất và ảnh hưởng đến 18.2 triệu người trưởng thành trên 20 tuổi. Một dạng bệnh tim phổ biến khác là suy tim, xảy ra khi tim không bơm máu tốt như bình thường.

Một mặt, tập thể dục là một phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh tim vì nó cung cấp oxy đến các cơ giúp hỗ trợ chức năng của hệ thống tim mạch. Các nghiên cứu cũng cho thấy, tập thể dục không chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Vì những lý do này, các chuyên gia cho rằng hoạt động aerobic nói chung được khuyến khích cho bệnh nhân mắc bệnh tim.

Tiến sĩ Stewart khẳng định: "Bạn không cần phải tập thể dục mạnh mẽ để có được lợi ích từ việc tập thể dục. Nếu ai đó không quen tập thể dục thường xuyên và sau đó họ bị đau tim, chúng tôi khuyến nghị họ đi bộ thường xuyên với tốc độ 5-6 km/giờ hoặc ở mức độ vừa phải, chứ không khuyên họ chạy bộ với tốc độ 9 -10km/giờ. Mức độ vừa phải này sẽ mang lại phần lớn lợi ích cho bệnh tim và khả năng phục hồi".

3. Rủi ro khi chạy bộ với người mắc bệnh tim

Chạy với tốc độ cao hơn thường làm tăng nhịp tim của một người lên mức tối đa 70% đến 85%. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng, đó không phải là lựa chọn tốt nhất cho những người mắc nhiều loại bệnh tim.

TS. Chip Lavie, Giám đốc y tế về phục hồi và phòng ngừa tim tại Viện Tim mạch John Ochsner ở New Orleans, LA, cho biết: "Chạy có lẽ không phải là bài tập tốt nhất cho hầu hết những người bị suy tim. Trong một số trường hợp, tim làm việc quá sức có thể khiến cơ tim dày lên và theo thời gian có thể dẫn đến rung tâm nhĩ (nhịp tim không đều) và suy tim. Do đó, luôn luôn nói chuyện với bác sĩ trước và cân nhắc thực hiện một bài kiểm tra mức độ căng thẳng, để đánh giá xem tim bạn phản ứng như thế nào với việc tập thể dục cường độ cao".

Mặt khác, cần lưu ý đến cường độ (liên quan trực tiếp đến tốc độ). Trong một báo cáo đăng trên tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, mặc dù hoạt động cường độ cao hơn có thể tăng cường cơ tim, nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cấp tính (sự cố tim, chẳng hạn như đau tim). Các nhà nghiên cứu cho biết, điều này đặc biệt đúng ở những người tham gia các hoạt động cường độ cao hơn như chạy mà không tiếp xúc với thể chất trước đó. Nói cách khác, nếu bạn không thường xuyên tập thể dục và lo lắng về trái tim của mình, tốt hơn hết bạn nên bắt đầu bằng việc đi bộ hoặc đạp xe thay vì chạy.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Mayo ClinicProceings, các nhà khoa học đã theo dõi hàng nghìn bệnh nhân bị đau tim trong khoảng thời gian 10 năm và nhận thấy rằng, lợi ích của việc đi bộ và chạy bộ là tương tự nhau, miễn là mọi người sử dụng cùng một lượng năng lượng cho cả hai hoạt động. Họ cũng phát hiện ra rằng tỷ lệ tử vong do tim mạch giảm trung bình 65% đối với những người chạy hoặc đi bộ khoảng 50 km/tuần. Tuy nhiên, lợi ích này bắt đầu giảm và nguy cơ biến chứng tim đột ngột tăng lên khi thời gian chạy hoặc đi bộ vượt quá quãng đường này. Điều này cho thấy, nếu bạn hoạt động quá nhiều, có thể sẽ mất đi một số lợi ích.

4. Chạy bộ như thế nào để an toàn và có sức khỏe tim mạch tốt hơn?

Nếu bạn đang mắc bệnh tim và muốn trở thành một vận động viên chạy bộ, đừng vội bỏ cuộc. Chỉ cần thảo luận với bác sĩ và tập luyện phù hợp, chạy vẫn có thể là một phần trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

- Điều đầu tiên bạn cần làm là làm bài kiểm tra căng thẳng để đảm bảo rằng việc chạy bộ là an toàn cho mình.

- Tiếp theo, bạn sẽ cần một máy đo nhịp tim, giúp bạn giữ nhịp tim ở mức cường độ vừa phải (khoảng 50% - 70% nhịp tim tối đa của bạn).

- Cuối cùng, hãy tập trung vào việc tăng dần số km chạy, hãy bắt đầu với khoảng 8km chạy một tuần và tuân theo quy tắc không tăng quá 10% mỗi tuần, cho đến khi bạn cố gắng đạt tới khoảng 50km/tuần.

Mời độc giả xem thêm:

Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?Đi bộ và chạy bộ, cái nào tốt cho tim?

SKĐS – Đi bộ và chạy bộ đều là những hình thức tập luyện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Mặc dù cả hai hoạt động đều làm tăng nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể, nhưng có những khác biệt về cường độ, tác động và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tim mạch.


Nguồn suckhoedoisong.vn

Bạn đang đọc bài viết "Nam thanh niên ngã gục trên đường chạy, cách nào chạy bộ an toàn với người bệnh tim?" tại chuyên mục Giáo Dục.

Đọc các tin bài có liên quan tại trang https://nongthonvaphattrien.vn/