Số ca mắc ở Việt Nam:
- Tính đến 18h ngày 07/12: Việt Nam có tổng cộng 693 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 553 ca.
Ngày 07/12/2020 là ngày thứ 06 liên tiếp không ghi nhận ca cộng đồng mới.
- Tính từ 18h ngày 06/12 đến 18h ngày 07/12: 1 ca mắc mới là ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Thông tin ca mắc mới: 1 ca mắc mới (BN1367): là ca nhập cảnh, được cách ly ngay tại Đà Nẵng. Cụ thể:
Ảnh minh họa nguồn internet
- CA BỆNH 1367 (BN1367) tại Đà Nẵng: nữ, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Đông Hòa, TP. Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Ngày 06/12, bệnh nhân trên từ Nga nhập cảnh Sân bay Đà Nẵng trên chuyến bay VN5062, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Đà Nẵng.
Kết quả xét nghiệm ngày 06/12, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 19.806, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 158
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.915
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 3.733.
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: - 04 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh: BN1311-BN1250-BN1291-BN1234
NHư vậy, đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.220 bệnh nhân/ 1.366 bệnh nhân COVID-19
Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.
Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 8 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 5 ca, số ca âm tính lần 3 là 4 ca.
Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01)
Thế giới hiện ghi nhận 66.919.216 ca và 1.535.635 trường hợp tử vong do COVID-19 tại 220 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổng số bệnh nhân COVID-19 hồi phục là 46.294.306 và còn 19.089.275 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 106.008 trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch.
Riêng tuần đầu tiên tháng 12/2020, thế giới ghi nhận 3,8 triệu ca nhiễm mới (chiếm 5,7% tổng số mắc từ đầu vụ dịch) và 70 nghìn ca tử vong (chiếm 4.5%).
Mỹ là quốc gia có số mắc cao nhất thế giới với 14.983.425 trường hợp mắc và 287.825 trường hợp tử vong do COVID-19, chỉ trong 04 ngày vừa qua Mỹ tăng gần 1 triệu ca mắc và hơn 10 nghìn ca tử vong.
Ấn Độ là quốc gia đứng thứ hai thế giới về số trường hợp mắc với 9.664.529 ca nhiễm (140.216 trường hợp tử vong).
Tiếp theo là Brazil với 176.641 trường hợp tử vong trong số 6.577.177 ca nhiễm, hiện số ca nhiễm mới trung bình tại Brazil đã tăng từ 10.000 ca/ngày hồi đầu tháng 11 lên hơn 50.000/ngày, trong khi số trường hợp tử vong mỗi ngày tăng gấp gần 9 lần chỉ trong một tuần.
Tại Châu Âu, các quốc gia thành viên củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe và hạn chế các cuộc tụ tập đông người trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh nhằm tránh sự gia tăng các trường hợp COVID-19.
Theo đó, Chính phủ Đức,Ý và Anh đã phê duyệt các hạn chế xã hội bổ sung trong thời gian tới, Chính phủ Hungary dự kiến sẽ công bố các quy tắc hạn chế trong dịp Lễ cuối năm vào đầu tuần sau. Ngày 2/12, Chính phủ Đức quyết định sẽ gia hạn các biện pháp bán phong tỏa tại nước này đến ít nhất là ngày 10/01/2021 trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 thứ hai tại nước này chưa có dấu hiệu suy giảm.
Ngày 1/12, Hà Lan chính thức bắt đầu áp dụng việc bắt buộc đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng, bao gồm trường học, siêu thị và nhà hàng, sẽ được áp dụng trong 3 tháng đầu tiên, những người vi phạm có thể bị phạt tới 95 euro (114 USD).
Ngày 3/12, Ý đã phê duyệt các hạn chế mới để ngăn chặn sự gia tăng các ca nhiễm coronavirus mới trong dịp Giáng sinh và Năm mới sau khi ghi nhận số trường hợp hàng ngày cao nhất trong đại dịch (18.000 tới 20.000 ca/ngày), bao gồm lệnh cấm ra ngoài vào ban đêm và tạm dừng di chuyển giữa các thị trấn.
Khu vực Châu Á, đứng sau Ấn Độ về số trường hợp mắc lần lượt là Iran với 1.028.986 trường hợp mắc (50.016 trường hợp tử vong) và Thổ Nhĩ Kỳ với 797.893 trường hợp mắc (14.705 trường hợp tử vong).
Tại Nhật Bản có số că mắc mới rất cao (trên 2000 ca mắc/ngày), Chính quyền tỉnh Osaka đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế khi số ca nhiễm COVID-19 nghiêm trọng tăng đột biến tại tỉnh này, gây áp lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của địa phương.
Ngày 1/12, Lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam một lần nữa kêu gọi cư dân của thành phố ở nhà và tránh các cuộc tụ họp gia đình không cần thiết khi trung tâm tài chính toàn cầu đang nỗ lực để ngăn chặn sự gia tăng các trường hợp Coronavirus.
Tại Hàn Quốc, ngay sau khi thủ đô Seoul liên tục ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới cao kỷ lục (500-600 ca/ngày), chính quyền thành phố đã quyết định tạm dừng mọi hoạt động ở thủ đô sau 9 giờ tối trong vòng 2 tuần, bắt đầu từ 0 giờ ngày 5/12/2020; các tuyến xe bus ở Seoul sẽ bị cắt giảm 30% sau 9 giờ tối, số chuyến tàu điện ngầm cũng bị cắt giảm từ ngày 8/12 và trong vòng 2 tuần tới, từ ngày 7/12, các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên toàn địa bàn thủ đô Seoul sẽ chuyển sang học trực tuyến để bảo vệ sức khoẻ của các học sinh.
Ngày 1/12, Thổ Nhĩ Kỳ bước sang ngày thứ 9 liên tiếp ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 đạt mức cao kỷ lục với 190 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 575.796 trường hợp mắc (17.740 trường hợp tử vong).
Tiếp theo là Philippines với tổng số 439.834 ca nhiễm (8.554 trường hợp tử vong) sẽ kéo dài các quy định kiểm dịch nghiêm ngặt tại thủ đô Manila cho đến cuối năm 2020 nhằm tránh xuất hiện thêm làn sóng lây nhiễm mới và Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 29 ca tử vong và 58.260 ca mắc.
Tại Campuchia ngày 28/11 vừa qua đã ghi nhận ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng lần đầu tiên của nước này; chính phủ Campuchia đã ra quyết định phong tỏa tạm thời một trung tâm thương mại tại thủ đô Phnom Penh nơi bệnh nhân từng đến. Trong tuần qua Campuchia ghi nhận khoảng 4 ca/ngày.