CÁCH ĐIỀU TRỊ HAI HỘI CHỨNG: HỘI CHỨNG BRUGADA - HỘI CHỨNG WOLFF-PARKINSON-WHITE

02/03/2022 17:45

Hội chứng Brugada và hội chứng Wolff-Parkinson-White là 2 hội chứng liên quan tới rối loạn nhịp tim. Chúng ta cùng tìm hiểu về chúng nhé!

 

Hội chứng Brugada và hội chứng Wolff-Parkinson-White là hai hội chứng về rối loạn nhịp tim khá hiếm gặp nhưng lại có độ nguy hiểm tương đối cao với tính mạng người mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số phương thức điều trị mà bạn có thể tham khảo!

 Rối loạn nhịp tim rất nguy hiểm 

1. Điều trị hội chứng Brugada như thế nào?

 Hội chứng Brugada 

Hội chứng Brugada là một loại bệnh khiến tim đập quá nhanh hoặc không đều khiến máu không thể bơm tới các cơ quan trong cơ thể. Bệnh này là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đột tử ở những người trẻ và có khỏe ổn định. 

1.1. Chẩn đoán hội chứng Brugada:

 Những người trẻ tuổi dễ mắc bệnh 

Hội chứng Brugada thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc trưởng thành và có khả năng gây đột tử tương đối cao. Khá khó để chẩn đoán bệnh ở trẻ nhỏ vì thường sẽ không có các triệu chứng rõ ràng. Một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng Brugada là sử dụng ống nghe để theo dõi nhịp tim và thực hiện kiểm tra thể chất bệnh nhân. Đồng thời có thể thông qua một số câu hỏi như: 

- Trong gia đình có ai có tiền sử mắc hội chứng Brugada hay các vấn đề liên quan tới nhịp tim không? 

- Các triệu chứng xuất hiện từ bao giờ? 

- Tần suất xuất hiện của các triệu chứng ra sao?

- Các triệu chứng như sốt cao, khó thở hay co giật, ngất xỉu có thường xảy ra không? 

- Tại thời điểm đó có đang sử dụng thuốc để điều trị các bệnh như đau ngực, huyết áp cao hay trầm cảm không? 

Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành một số xét nghiệm tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng Brugada khác để kiểm tra nhịp tim bệnh nhân như: 

- Kiểm tra điện tâm đồ (ECG).

- Tiến hành siêu âm tim.

- Xét nghiệm điện sinh lý.

- Xét nghiệm máu. 

- Xét nghiệm di truyền.  

1.2. Điều trị hội chứng Brugada:

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn nhịp tim mà sẽ có các cách điều trị hội chứng Brugada khác nhau. Nếu xảy ra các trường hợp dưới đây tim bạn có khả năng sẽ bị đập một cách bất thường: 

- Thường xuyên bị ngất.

- Có tiền sử mắc các bệnh về nhịp tim nghiêm trọng.

- Từng bị ngừng tim đột ngột. 

1.2.1. Điều trị hỗ trợ: 

 Tránh sử dụng một số loại thuốc gây tăng nguy cơ mắc bệnh 

Bạn không cần điều trị cụ thể nếu không có bất kỳ triệu chứng nào được đề cập bên trên vì nguy cơ mắc bệnh thấp. Mặc dù vậy, một số biện pháp giúp giảm khả năng rối loạn nhịp tim sẽ được bác sĩ đề xuất nhằm giảm nguy cơ phát bệnh: 

- Điều trị sốt: Bệnh nhân cần sử dụng thuốc hạ sốt khi gặp những dấu hiệu sốt đầu tiên vì đây là một trong những nguyên nhân khiến tim đập bất thường ở người mắc hội chứng Brugada. 

- Tránh sử dụng các loại thuốc có khả năng kích hoạt rối loạn nhịp tim như thuốc chống trầm cảm và thuốc trị bệnh tim. Việc sử dụng nhiều đồ uống chứa cồn, điển hình như rượu có khả năng tăng nguy cơ phát bệnh. Vì lý do đó mà người bệnh cần kê khai đầy đủ các loại thuốc và chất bổ sung mà bản thân đang sử dụng để bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị tốt nhất. 

- Tránh chơi các môn thể thao cần hoạt động mạnh và mang tính cạnh tranh cao nếu bạn có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. 

1.2.2. Các kỹ thuật điều trị khác: 

 Máy khử rung tim cấy ghép

- Máy khử rung tim cấy ghép (Implantable Cardioverter- ICD) là phương pháp được sử dụng chủ yếu nếu bạn từng bị ngất xỉu hoặc ngừng tim. Thiết bị có kích thước nhỏ, chạy bằng pin và được đặt ở ngực bệnh nhân để theo dõi nhịp tim và tạo sốc điện khi cần thiết, giúp kiểm soát nhịp tim. Mục đích của việc đặt máy là để giúp sốc trái tim ra khỏi rối loạn nhịp nguy hiểm và tránh gây chết tim đột ngột. Tuy vậy máy ICD cũng có thể gây những cú sốc không cần thiết vì vậy cần tham khảo kỹ càng ý kiến của bác sĩ trước khi đặt. 

- Điều trị bằng thuốc: Một số loại thuốc như quinidine được chỉ định nhằm ngăn nguy cơ tiềm ẩn khiến tim đập bất thường trong một số trường hợp. Loại thuốc này được kê toa để điều trị hội chứng Brugada ECG song song với việc đặt máy ICD. 

- Cắt đốt điện qua ống thông: Các bác sĩ có thể chỉ định cắt đốt qua ống thông với tần số vô tuyến nếu hội chứng Brugada không thể được kiểm soát bằng máy ICD. Bằng việc sử dụng nguồn năng lượng cao tần, ống thông có thể đốt hoặc phá hủy các mô tim gây nhịp đập bất thường. 

2. Cách điều trị hội chứng Wolff-Parkinson-White:

Tìm hiểu cách điều trị hội chứng wolff-parkinson-white? Hội chứng Wolff-Parkinson-White hay hội chứng WPW là một dạng rối loạn nhịp tim hiếm gặp  khiến tim đập nhanh bất thường do sự hình thành đường dẫn điện phụ trong tim. Tỷ lệ mắc bệnh là 1-3/1000 người và đặc biệt nguy hiểm nếu xuất hiện đồng thời cùng rung nhĩ. Vậy làm sao để chẩn đoán hội chứng và cách điều trị hội chứng Wolff-Parkinson- White là gì? 

 Hội chứng Wolff-Parkinson-White

2.1. Chẩn đoán hội chứng Wolff-Parkinson-White:

Để có thể chẩn đoán chính xác nhất hội chứng Wolff-Parkinson-White thì chỉ cần thực hiện đo điện tâm đồ (ECG). Hoặc để đảm bảo theo dõi chính xác hơn thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh đeo thêm thiết bị điện tâm đồ di động (hay máy Holter) trong khoảng thời gian 1 ngày bởi lẽ không phải lúc nào cũng xuất hiện những cơn nhịp tim nhanh. 

2.2. Điều trị hội chứng Wolff-Parkinson-White:

2.2.1. Cắt cơn nhịp nhanh đột ngột: 

 Nghiệm pháp Vagal 

Để ngừng các cơn nhịp nhanh do hội chứng Wolff-Parkinson-White có 3 phương pháp và kỹ thuật được sử dụng chính gồm: 

- Nghiệm pháp Vagal: bài tập này sẽ giúp làm chậm tín hiệu điện tim nhanh do kích thích vào dây thần kinh phế vị. Người bệnh có thể thực hiện nghiệm pháp bằng cách hít một hơi sâu và bịt mũi lại, ngậm miệng rồi cố gắng thở ra. 

- Dùng thuốc: bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc tiêm adenosine sau khi khám ở bệnh viện nếu nghiệm pháp Vagal không có tác dụng. 

- Sốc tim: nếu các biện pháp trên đều không có tác dụng thì phương pháp này sẽ giúp loại bỏ các tín hiệu điện tim bị rối loạn bằng cách sốc điện. 

2.2.2. Phòng tránh cơn nhịp nhanh tái phát: 

 Sử dụng thảo dược Khổ sâm để trị bệnh 

- Sử dụng thuốc chống rối loạn nhịp tim- Amiodarone nhằm làm chậm các xung điện trong tim và được chỉ định để ngăn những cơn nhịp nhanh tái phát cho những người mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White.

- Dùng năng lượng sóng cao tần để đốt điện tim nhằm loại bỏ đường nối điện phụ bẩm sinh trong tim- nguyên nhân chính gây hội chứng Wolff-Parkinson-White và hiệu quả có thể lên tới 95%. 

- Thay đổi thói quen sống sao cho lành mạnh hơn như thể dục đều đặn đồng thời hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn và thuốc lá. 

- Dùng thảo dược Khổ sâm: thảo dược này chứa hoạt chất chính là oxymatrine và matrine giúp ổn định điện thế trong tim, ổn định tính dẫn truyền điện tim và giảm kích thích cơ tim nên giúp ngăn các cơn nhịp nhanh đột ngột do hội chứng Wolff-Parkinson-White. 

 

Trên đây là cách điều trị của 2 hội chứng: Hội chứng Brugada và hội chứng Wolff-Parkinson-White. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm nên mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh và cách điều trị. Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe để có thể điều trị càng sớm càng tốt. Chúc bạn sức khỏe!

Bạn đang đọc bài viết "CÁCH ĐIỀU TRỊ HAI HỘI CHỨNG: HỘI CHỨNG BRUGADA - HỘI CHỨNG WOLFF-PARKINSON-WHITE" tại chuyên mục SỨC KHỎE - Y TẾ.

Đọc các tin bài có liên quan tại trang https://nongthonvaphattrien.vn/