Mức độ nghiêm trọng của bệnh sâu răng ở trẻ mẫu giáo khi không được điều trị dứt điểm

Đăng bởi Minh Trí

26/04/2024 15:44

Trước tình trạng 7 trong số 8 chiếc răng sâu của con cần điều trị tủy, chị Hương (Hà Nội) đau lòng khi nhắc lại khoảng thời gian hối tiếc đó: Sự chủ quan của cha mẹ lại vô tình gây ra sự tổn thương lâu dài cho con của mình.

Cũng như chị Hương, rất nhiều bậc phụ huynh có con trong độ 1-5 tuổi đang mọc răng sữa thường chủ quan trong quá trình giám sát con chăm sóc răng miệng đúng cách. Đặc biệt khi răng con xuất hiện những đốm đen nhỏ (dấu hiệu sâu răng), cha mẹ thường cho rằng răng sữa của con sẽ rụng và khi mọc răng trưởng thành cứng cáp thì sức khỏe răng miệng của con sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên hiện thực lại chỉ ra đây là một tư duy sai lầm. Chị Hương chia sẻ với chúng tôi rằng chị bị ảnh hưởng nhiều phần bởi quan niệm của thế hệ trước, đánh giá thấp tầm quan trọng của thói quen đưa con đi khám răng định kỳ và duy trì hoạt động chăm sóc răng miệng nghiêm chỉnh ngay tại nhà mỗi ngày.

Hệ lụy không ngờ của những chiếc răng sâu “tưởng như vô hại” lại là quá trình điều trị tủy đau đớn và tốn kém. Hiện nay chi phí điều trị tủy răng sữa rơi vào khoảng 400.000-1.000.000 VNĐ/răng.

Điều trị tủy hay còn gọi là điều trị nội nha, là phẫu thuật điều trị hoại tử tủy và nhiễm trùng chân răng. Thông thường phải mất từ 2-4 lần thăm khám mới có thể hoàn tất điều trị.

Trẻ bị sâu răng như thế nào?

Sâu răng là một bệnh do vi khuẩn sản sinh trong khoang miệng. Thông thường, lượng vi khuẩn tồn tại không đủ lớn và nguy hiểm để gây tổn hại tới chân răng. Răng tuy cứng và cơ thể chúng ta có cơ chế tự sản sinh ra các kháng thể để chống lại vi khuẩn nhưng vẫn không thể đảm bảo toàn vẹn tình trạng răng miệng do mảng bám thức ăn tồn đọng lâu ngày.

Trẻ ở độ tuổi mầm non hứng thú với các món ăn vặt và đồ ngọt, cũng “ít nghiêm túc” khi đánh răng hay súc miệng hằng ngày. Vì vậy, sâu răng sữa trở nên phổ biến và để lại hậu quả không mong muốn.

Có 4 “cấp độ” sâu răng ở trẻ em:

  • Cấp độ 1 (sâu ở men): Men răng bị acid tấn công dẫn đến xuất hiện đốm trắng sau đó chuyển thành đốm đen. Trẻ ở giai đoạn này không cảm thấy đau răng.
  • Cấp độ 2 (sâu ở ngà): Ngà răng bị vi khuẩn tấn công, trẻ có cảm giác đau buốt khi ăn thức ăn lạnh hoặc chua.
  • Cấp độ 3 (viêm tủy cấp tính): Răng xuất hiện lỗ sâu vào tủy răng. Trẻ có cảm giác đau và răng trở nên nhạy cảm hơn.
  • Cấp độ 4 (chết tủy): Giai đoạn trước nếu trẻ không được chữa trị sẽ tiến triển sang giai đoạn 4. Khi đó răng bị chết tủy, tủy răng thối và nhiễm trùng đi vào xương nặng có thể gây viêm xương hàm.

Khi trẻ bày tỏ với cha mẹ rằng con cảm thấy đau răng thì đó không còn là cấp độ đầu tiên nữa. Khi trẻ bị đau răng ở đợt đầu tiên, tình trạng sâu răng có thể đã tiến triển sang “giai đoạn thứ 3”. Nguyên nhân chính gây đau răng ở trẻ em là viêm tủy và viêm quanh chóp răng, cả hai đều cần được điều trị tủy kịp thời.

Tại sao sâu răng ở trẻ lại tiến triển nhanh như vậy?

Ngà răng của răng sữa mềm hơn răng trưởng thành nên vi khuẩn ăn mòn nhanh hơn. Răng không có chân răng cắm sâu trong hàm, dễ rụng nên dễ phát triển sâu răng thành viêm tủy và viêm nha chu.

Do sự phân bổ dây thần kinh trong tủy răng sữa không dày đặc như răng vĩnh viễn nên nhiều trẻ sâu răng không có cảm giác đau nhức cho đến khi chạm vào răng. Chính vì thế, cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên.

Cha mẹ cần làm gì để hạn chế tình trạng sâu răng của trẻ?

Khi trẻ chưa có răng, cha mẹ nên dùng gạc hoặc khăn xô mềm vệ sinh nhẹ nhàng phần nướu cho con. Duy trì hoạt động này một ngày một lần để nuôi dưỡng “phần móng” vững chắc cho hàm răng của con sau này.

Bạn nên tập cho con thói quen đánh răng ngay khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Đều đặn 2 ngày/ lần, cha mẹ tuyệt đối không cho con lười biếng bất cứ ngày nào để con luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng.

Để loại bỏ những cặn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng và trên bề mặt của con, cha mẹ có thể sử dụng chỉ nha khoa. Cha mẹ không nên lạm dụng tăm để hạn chế cho con tình trạng xô đẩy răng gây thưa răng.

Khi con trên 12 tháng tuổi, cha mẹ có thể bổ sung các loại xịt chống sâu răng an toàn, lành tính, sử dụng thảo dược thiên nhiên. Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai đã từng giới thiệu tới các bậc phụ huynh về tính hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm “Xịt chống sâu răng thế hệ mới Wavekids NoFlo” trong chương trình “Chuyên gia cho mọi nhà” trên đài truyền hình VTC6.

Xịt chống sâu răng thế hệ mới Wavekids NoFlo đạt top 10 thương hiệu vàng năm 2023

Wavekids NoFlo là sản phẩm chống răng sâu thế hệ mới đầu tiên trên thị trường Việt Nam không chứa Fluroid (Flo), cực kỳ an toàn khi nuốt nên cha mẹ có thể yên tâm tin dùng cho con nhỏ. 

Các thành phần cấu tạo nên sản phẩm gồm có Ovopron DC được nhập khẩu từ Nhật giúp ức chế sự hình thành, tăng trưởng và ngăn chặn sự bám dính của vi khuẩn trên bề mặt răng, trung hòa acid dư thừa do thức ăn để lại trong khoang miệng; thành phần Lactoferrin tinh khiết nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể cho trẻ; cao khô trà xanh giảm nguy cơ sâu răng và hôi miệng; canxi gluconate bổ sung canxi cho răng giúp răng chắc khỏe hơn và xylitol hạn chế vi khuẩn răng miệng.

Đầu vòi được thiết kế thông minh để các tia tinh chất được xịt ra dễ dàng, tỏa đều trong miệng trẻ. Sản phẩm được đánh giá sẽ nhanh chóng chiếm được tình cảm của các em nhỏ bởi hương vị dâu cam thơm ngọt. Đặc biệt Xịt chống sâu răng thế hệ mới Wavekids NoFlo nằm trong top 10 thương hiệu vàng năm 2023 do Viện sáng chế và đổi mới công nghệ chứng nhận.

Cha mẹ cần luôn chú ý đến hàm răng của con mình, đánh răng đúng cách, khám răng định kỳ và sử dụng các loại xịt chống sâu răng hiệu quả cao để hạn chế tối đa tình trạng sâu răng của con.

Minh Trí