Quy hoạch điện VIII với những đột phá kỳ vọng

Đăng bởi Trung Đức

02/06/2021 16:26

Ngày 31tháng 5 năm 2021, tại Hà Nội, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) đã tổ chức tọa đàm trực tuyến “Quy hoạch điện VIII: Những đột phá kì vọng” với sự tham gia của đông đảo chuyên gia trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, sức khỏe và tài chính… để cùng đưa ra những ý kiến và chia sẻ kiến nghị đối với Chính phủ về Quy hoạch ngành Điện Việt nam.

Tại tọa đàm này, VSEA và các nhà phân tích đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng Quy hoạch Điện 8 (QHĐ VIII) theo hướng ưu tiên thực hiện giải pháp cải cách nhằm huy động vốn đầu tư tư nhân vào năng lượng sạch, đồng thời kiên quyết loại ra khỏi quy hoạch những dự án điện than tính khả thi thấp, không được các địa phươngvà người dân ủng hộ và rủi ro cao. Từ tiếng nói của các nhà quản lý, giới nghiên cứu và cơ quan hoạch định chính sách, diễn đàn tổng hợp một số vấn đề nổi bật để cùng trao đổi.

Quy hoạch Điện VIII từ góc nhìn nghiên cứu và quản lý

Chia sẻ tại buổi tạo đàm, trong phân tích bối cảnh ngày nay, Giám đốc Trung tâm sáng tạo Xanh (GreenID) kiêm Chủ tịch VSEA, Ngụy Thị Khanh cho biết, tại Hội nghị Thượng đỉnh về BĐKH toàn cầu, nguyên thủ nhiều nước đã cam kết giảm lượng khí phát thải để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2035. Ở Việt Nam Chính Phủ cam kết giảm 9% lượng phát thải bằng nguồn lực trong nước. Hướng tới net zero 2050; từ năm 2025 nhiều Chính phủ không cho phép bán lò hơi sử dụng nhiên liệu hóa thạch, không phê duyệt các nhà máy điện than mới. Trong tiếp cận năng lượng toàn cầu, vào năm 2030, yêu cầu tất cả các tòa nhà phải có lượng phát thải xuống bằng 0 và 60% lượng xe bán ra là xe chạy điện. Đến năm 2035, toàn bộ điện dùng trong các ngành kinh tế tiên tiến sẽ có lượng phát thải xuống bằng 0.

Nghiên cứu xu thế phát triển năng lượng điện ở Việt Nam, các nhà phân tích nhận thấy công suất nhiệt điện than (NĐT) bổ sung vẫn tiếp tục gia tăng, Theo dự thảo QHĐVIII ngày 22 tháng 2 năm 2021 tổng công suất NĐT giai đoạn 2021-2025 là 29.5 GWs, giai đoạn 2026-2030 lên 37,3GWs; đến 2030-2035 đạt 43,8 GWs và giai đoạn 2035-2040 là 48,3GWs.Trong xu thế phát triển năng lượng toàn cầu và từ thực trạng nước ta, phân tích dự thảo Quy hoach Điện VIII, Hội thảo đã kiến nghị Chính phủ loại bỏ khỏi QHĐ VIII 17 danh mục  NĐTvới tông công suất trên 20,7 GWs với vốn đầu tư khoảng trên 41,4 tỷ USD.

Phân tích điểm nghẽn cần đột phá của quy hoạch, đại biểu tham gia tọa đàm nhân thấy:

Tiếp tục phát triển thêm nhiều dự án NĐT đến 2045 là trái với xu thế toàn cầu và  khu vực, rất khó khả khi vì nguồn tài chính quốc tế cho điện than ngày càng khó khăn, giá NĐT ngày càng cao và quan trọng là các địa phương và người dân không đồng tình ủng hộ. Tiếp tục phát triển NĐT có thể dẫn đến những hệ lụy với xã hội và nền kinh tế, làm tăng gánh nặng cho hệ thống y tế và tác động xấu đến sức khỏe của người dân, bất lợi cho hàng hóa khẩu sang những nước bị đánh thuế các bon, gây áp lực và rủi ro cho hệ thống ngân hàng

QHĐ VIII vẫn dự kiến tăng điện than mới cho tới năm 2045. 16/34 dự án điện than thuộc nhóm dự án đặc thù đã chậm tiến độ và tiếp tục bị đẩy lùi thêm nhiều năm nữa trong dự thảo QHĐ VIII. Vấn đề lớn đặt ra là tiêu chí lựa chọn công trình được ưu tiên trong QHĐ VIII, và tính phù hợp của nguyên tắc kế thừa. Theo các nhà nghiên cứu thì NĐT ngày càng trở nên đắt đỏ với các chính sách tăng cường bảo vệ môi trường đang được xây dựng và sắp được ban hành; việc tiếp cận tài chính quốc tế của các dự án điện than đã khó nay càng khó hơn trước những tuyên bố gần đây của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Mặt khác, tập trung phát triên NĐT mới ở miền Trung là không hợp lý vì khu vực này hiện đang có tỷ lệ dự phòng rất cao, lên đến 389% .

Việc hạn chế điện mặt trời trong những năm sắp tới của QHĐVIII, đã đi ngược với xu thế phát triển toàn cầu, nhiều khả năng dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên tự nhiên, lặp lại bài học đắt giá từ Quy hoạch Điện VII(điều chỉnh) về sự chậm chễ trong chính sách, bỏ lỡ cơ hội thu hút dòng đầu tư từ xã hội.

Nhằm khắc phục điểm nghẽn; Quy hoạch Điện VIII cần ưu tiên tháo gỡ khó khăn về lưới điện ,tăng tính linh hoạt của hệ thống đi kèm nhằm và đẩy nhanh việc thực hiện thị trường điện cạnh tranh. Theo Chủ tịch VSEA “Chính sách phát triển năng lượng của quốc gia cần quan tâm hỗ trợ sự tham gia và hưởng lợi của các doanh nghiệp nội địa, chứ không chỉ riêng cho doanh nghiệp FDI vốn đã có rất nhiều lợi thế” và nhấn mạnh Quan tâm đến chính sách đầu tư cho điện mặt trời phân tán và kết hợp, đó chính là tạo cơ hội thuận lợi cho phát triển các doanh nghiệp ở Việt Nam”.

Trao đổi về những khó khăn khiến điện mặt trời bị coi nhẹ sau giai đoạn bùng nổ gần đây, giới nghiên cứu nhận thấy, cần phân tích đánh giá đúng thực trạng để có chính sách thỏa đáng, khắc phục sự thiếu đồng bộ, ngắn hạn. Giải pháp căn cơ cần làm là xem xét cấu trúc quản trị, ưu tiên đầu tư cho lưới điện. Còn về nguồn điện thì những gì mà người dân và doanh nghiệp làm được thì nên ưu tiên, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp cùng làm.

Phó Giám đốc trung tâm Môi trường sức khỏe CHIRAD, Bác sĩ Nguyễn Trọng An đã làm rõ tác động bất lợi của NĐTđối với sức khỏe con người, ông minh chứng cụ thể qua những nghiên cứu mẫu tại vùng ven Trung tâm NĐT Vĩnh Tân với tỷ lệ tử vong do ung thư, tai biến và đột quỵ tăng lên rất nhanh từ khi trung tâm đi vào vận hành. Theo đó, tại xã Phước Thể trong 10 năm gần đây (từ 2010đến 2020), tỷ lệ tử vong do ung thư, tai biến và đột quỵ chiếm tỷ lệ rất cao và càng tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 2010 tử vong do ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất 18,5%  đến 2015 là  24,1% và năm 2020 đã lên tới  31,7%.

Từ góc nhìn tài chính, Nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng Nhà nước Viêt nam, Phạm Xuân Hòe  cho rằng: “Những dự án NĐT dang dở chậm tiến độ chủ yếu là do không thu xếp được nguồn vốn. Việc các ngân hàng thương mại cho vay các dự án nhiệt điện than sẽ vượt xa mức cho vay 15% vốn tự có cho một khách hàng hoặc 25% cho một nhóm khách hàng. Điều này sẽ mang nhiều rủi ro cho các Ngân hàng Thương mại, đi ngược với xu thế phát triển ngân hàng xanh, ngân hàng bền vững trên toàn thế giới và có thể đe dọa sự phát triển của cả nền kinh tế Việt Nam”. Ông nhận xét, tiếp tục phát triển NĐT là sự vay mượn và chuyển rủi ro cho các thế hệ tương lai.

. Thay cho lời kết

Đặc biệt quan tâm tới nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch điện Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (QHĐ VIII), Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) gồm các tổ chức khoa học hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, sức khỏe, môi trường, y tế, truyền thông đã nhiều lần gửi thư kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ góp ý về Quy hoạch điện VIII

Ngày 31 tháng 5 năm 2021 tổ chức này lại gửi thư kiến nghị lần thứ 3, trong thư ghi rõ  “Chúng tôi nhận thấy rằng dự thảo QHĐ VIII hiện chưa phản ánh và nắm bắt hết được những cơ hội và rủi ro mới từ những thay đổi rất lớn trong hai tháng qua trên bình diện quốc tế cũng như trong nước. Do đó, dự thảo QHĐ VIII chưa thể hiện được tính đột phá.” và khẩn thiết kiến nghị “QHĐ VIII ưu tiên thực hiện ngay các giải pháp chính sách đột phá về phát triển lưới điện, đẩy nhanh hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh, xóa bỏ độc quyền để giải phóng đầu tư tư nhân cho phát triển năng lượng bền vững, đồng thời kiên quyết loại bỏ ra khỏi quy hoạch các dự án điện than không được các địa phương người dân ủng hộ, tính khả thi thấp và rủi ro cao “

Thư kiến nghi cũng chỉ ra, những dự báo và khuyến nghị mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã nêu rõ, điện mặt trời sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh trong thập kỷ tới, với mức bổ sung hàng năm là 630GW, gấp bốn lần năm 2020. Và cho rằng Việt Nam có tiềm năng điện mặt trời phân tán và kết hợp rất lớn và đây là loại hình năng lượng huy động được rất tốt nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và người dân. Ngoài ra, loại hình này cũng phù hợp với điều kiện lưới điện hiện tại. Vì vậy, QHĐ VIII cần đưa ra chính sách để phát triển mạnh loại hình này thay vì kìm hãm chỉ phát triển 2GW trong 10 năm tới.

Thư kiến nghị cũng đã chỉ ra, QHĐ VII (điều chỉnh) đã không dự báo được xu thế phát triển ngoạn mục của điện mặt trời, dẫn tới sự phát triển nóng, không đồng bộ giữa thị trường và chính sách, giữa nguồn với lưới điện. Nếu QHĐ VIII kìm hãm phát triển điện mặt trời sẽ dẫn tới vừa lãng phí nguồn tài nguyên, vừa lặp lại bài học đắt giá từ Quy hoạch Điện VII( điều chỉnh) về sự chậm chễ trong chính sách. Do vậy, QHĐVIII cần ưu tiên tháo gỡ khó khăn về lưới điện và tăng tính linh hoạt của hệ thống điện đi kèm nhằm thúc đẩy nhanh thực hiện thị trường điện cạnh tranh.

Theo kiến nghị của VSEA Về truyền tải, Chính phủ nên đưa ra chính sách khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư xây dựng lưới điện để giải tỏa công suất năng lượng tái tạo và giảm gánh nặng đầu tư cho nhà nước.

Để đảm bảo an ninh hệ thống, khâu vận hành và quản lý lưới vẫn do Nhà nước đảm trách. Nhằm tăng tính linh hoạt cho hệ thống điện, quy hoạch Điện cần đưa pin tích trữ vào triển khai ngay vì đây là công nghệ có khả năng điều tần rất nhanh, điều chỉnh công suất tốt, phủ đỉnh, giảm tắc nghẽn hệ thống truyền tải và phân phối, hạn chế cắt giảm công suất năng lượng tái tạo. Về thị trường điện cạnh tranh: QHĐ VIII cần xác định tiến độ và mốc hoàn thành thị trường bán lẻ cạnh tranh là năm 2023 theo quyết định Thủ tướng đã phê duyệt.

VSEA, các nhà hoạch định chính sách nước nhà sẽ đưa ra những chính sách phù hợp trong Quy hoạch Điện VIII Chính phủ sẽ ban hành trong thời gian tới./.Các nhà khoa học trong nước và quốc tế cho rằng, thập niên này là thập niên quyết định vận mệnh của nhân loại; chính sách được ban hành năm nay sẽ quyết định vận mệnh của con người và đất nước Việt Nam trong 10 năm tới. Việt Nam tạo được đột phá trong phát triển năng lượng hay không phụ thuộc rất nhiều vào quyết sách sáng suốt của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn này. Hy vọng từ những kiến nghị đề xuất của

Địa chỉ liên lạc Lê Thành Ý19b/668 Đường Lạc Long Quân, Nhật Tân ;Q.Tây Hồ, Hà Nội

Mob 0829848231; Email lethanhy05@gmail.com

Trung Đức

Bạn đang đọc bài viết "Quy hoạch điện VIII với những đột phá kỳ vọng" tại chuyên mục KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ.

Đọc các tin bài có liên quan tại trang https://nongthonvaphattrien.vn/