Sự kiện kết nối sản phẩm OCOP lần thứ 3: Quyên góp hơn 1.19 tỉ cho đồng bào miền Trung và biển đảo

Đăng bởi Thanh Lam

03/11/2020 21:43

Sáng 2/11, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức bế mạc sự kiện kết nối sản phẩm OCOP và đặc sản các vùng miền gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và hoạt động thiện nguyện hướng về miền Trung tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, Hà Nội.

Sự kiện giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã diễn ra từ ngày 30/10 - 2/11 tại Khu sân khấu phố Trịnh Công Sơn (Quận Tây Hồ, Hà Nội).

Sự kiện có mục đích trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, thành phố Hà Nội, các địa phương trong nước nhằm kết nối giao thương các sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, đơn vị kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, đơn vị kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng Online... để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện thương hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Biểu trưng Cột chủ quyền Quần đảo Trường Sa giữa lòng Thủ đô Hà Nội 

Mô hình nhà sàn không gian văn hóa miền Trung - Tây Nguyên

Nhà sàn không gian văn hóa miền Trung - Tây Nguyên tại sự kiện

Thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, âm thực đặc trưng vùng miền nhằm tăng cường giao lưu, kết nối giữa các tinh miền Trung và Tây Nguyên với Thủ đô Hà Nội, các địa phương trong nước và du khách quốc tế.

Sự kiện đã có trên 150 gian hàng trưng bày tại sự kiện của 11 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Gia Lai, Ninh Thuận, Kon Tum. Bên cạnh đó có 18 tinh, thành phố trên cả nước, gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Thái Bình, Tuyên Quang, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nam, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Giang.

Tham gia sự kiện có gần 1.000 sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP, trên 2000 sản phẩm đặc sản vùng miền tiềm năng tham Chương trình OCOP. Có thể nói đây là sự kiện có quy mô lớn nhất được tổ chức bài bản tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Chất lượng sản phẩm tốt mẫu mã đẹp, qua các mẫu lấy các sản phẩm và được Trung tâm phân tích sản phẩm nông nghiệp Hà Nội phân tích nhanh đều đảm bảo tiêu chuẩn an toàn; Ban tổ chức đã bố trí các bàn tại các cửa vào có nước sát khuẩn tay và phát khẩu trang miễn phí cho du khách đến tham quan tại sự kiện.

Khu gian hàng cũng được khách hàng đánh giá rất cao, với chủng loại sản phẩm phong phú đa dạng, chất lượng hàng hóa tốt. Gian hàng được khách hàng đánh giá trang trí đẹp mắt và khách hàng ưu thích nhất là khu gian hàng trưng bày tập trung của các tỉnh Tây Nguyên với 25 doanh nghiệp và trên 100 sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền tiêu biểu.

Khu ẩm thực được trang trí đẹp mắt, bố trí gọn gàng, sản phẩm hấp dẫn nên đã đón nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân. Hầu hết các khách hàng đến Hội chợ đều tham quan và nếm thử sản phẩm tại khu ẩm thực.

Khu ẩm thực 

Trong số 10 gian hàng tham gia tại Khu ẩm thực, gian hàng Mạnh Cá Lăng được đánh giá trang trí đẹp mắt ấn tượng nhất. Gian hàng Trình diễn nghệ thuật ẩm thực bữa ăn an toàn được đánh giá có các màn Trình diễn ẩm thực đẹp mắt nhất do Chuyên gia đầu bếp hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Minh thực hiện. Bên cạnh đó gian hàng ẩm thực được khách hàng yêu thích nhất vẫn là gian hàng Bánh Tôm và Bún Ốc Tây Hồ, Thắng cố Ngựa Tuyên Quang với trên 300 khách ăn mỗi ngày, doanh số đạt trên 100 triệu/ 4 ngày.

Gian hàng ẩm thực với nhiều món ăn hấp dẫn: Bánh tôm Tây Hồ, chim cút quay...

Đặc biệt, trong sự kiện lần này, hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TW và thành phố Hà Nội. BTC phối hợp với Hội Sinh Vật Cảnh Hà Nội và các tổ chức, cá nhân tổ chức chương trình thiện nguyện“Hướng về miền Trung và Biển đảo" triển khai các hoạt động thiện nguyện, quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung và biển đảo bị ảnh hưởng lũ lụt, đã có rất nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nhân, nghệ nhân, chủ nhà vườn, cũng như những mạnh thường quân, nhà hảo tâm chung tay ủng hộ vật chất và tinh thần để kịp thời cùng các ngành, các cấp hỗ trợ đồng bào miền Trung và biển đảo khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.

Sáng ngày 29/10/2020, Ban tổ chức đã triển khai sự kiện ủng hộ chiến sỹ, nhân dân biển đảo Trường Sa; thân nhân, gia đình cán bộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa bị thiệt hại bởi mưa lũ do các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, nhà vườn phối hợp với BTC thực hiện.

Kết quả đã có ông Trương Quốc Chính chủ Resort hoa lan Chính Trương Ba Vì Hà Nội đã trao tặng 320 triệu đồng từ nguồn đấu giá tối ngày 28/10 cây lan phi điệp Thảo nguyên 2 do ông Nguyễn Văn Mạnh Sông Lô Vĩnh Phúc đấu giá được (được biết ông Chính và những người yêu hoa lan cả nước đã đầu giá hoa lan và quyên góp ủng hộ 21 tỷ để ủng hộ trực tiếp đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt).

Công ty TNHH Phong Giang tinh Lâm Đồng ủng hộ tiền mặt 100 triệu đồng và đấu giá bộ sản phẩm trà cao cấp, 2000 gói trà cao cấp; Công ty TNHH cà phê Tám Trình tỉnh Lâm Đồng ủng hộ tiền mặt 20 triệu đồng và đầu giá bộ sản phẩm cà phê cao cấp, 200kg cà phê. Hai doanh nghiệp ủng hộ 20 triệu, 1 doanh nghiệp ủng hộ 200 gói miến dong.

Cùng đồng hành với sự kiện Ủy ban hợp tác liên Chính phủ Việt Nam- Liên Bang Nga (Ban 8) đã phối hợp đơn vị khác trao tặng 10 căn nhà chống lũ cho thân nhân một số gia đình cán bộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ tại Quần đảo Trường Sa có nhà của bị hư hỏng nặng do mưa lũ vừa qua. Toàn bộ tiền mặt đã được các nhà hảo tâm trao trực tiếp cho đồng chí Đại tá Lê Đình Hải chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa - Khánh Hòa tại sự kiện.

Chiều nay 30/10, BTC tiếp tục phối hợp với các nhà hảo tâm ủng hộ vật phẩm giá trị để đấu giá gây quỹ ủng hộ nhân dân các tinh miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt. Đến thời điểm này đã có 53 nhà hảo tâm đăng ký ủng hộ tiền là 531,071 triệu đồng; có 4 nhà hảo tâm đăng ký ủng hộ hoa lan, vật phẩm để đấu giá được số tiền là 174,5 triệu đồng;

Cũng trong thời gian 5 ngày diễn ra sự kiện, các tập thể, cá nhân, cán bộ và nhân dân đến tham dự sự kiện cũng đã ủng hộ bằng tiền mặt và có 4 chủ thể tham gia sự kiện đăng ký ủng hộ tiền bán hàng trong 5 ngày diễn ra dự kiện với tổng kinh phí Ban tổ chức kiểm kê được với số tiền là 27,783 triệu đồng.

Kêu gọi hơn 1,19 tỉ đồng và nhiều nông sản, vật phẩm, vật tư thiết yếu ủng hộ cho đồng bào miền Trung

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí tri ân các nhà hảo tâm đã đóng góp ủng hộ cho đồng bào miền Trung và biển đảo

Kêu gọi hơn 1,19 tỉ đồng và nhiều nông sản, vật phẩm, vật tư thiết yếu ủng hộ cho đồng bào miền Trung

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí tri ân các nhà hảo tâm đã đóng góp ủng hộ cho đồng bào miền Trung và biển đảo

Trong đó, ủng hộ chiến sỹ, nhân dân biển đảo Trường Sa là 460 triệu đồng (số tiền này các nhà hảo tâm đã trao trực tiếp cho đồng chí Đại tá Lê Đình Hải chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa - Khánh Hòa tại sự kiện) và Ủy ban hợp tác liên Chính phủ Việt Nam- Liên Bang Nga (Ban 8) cũng đã đăng ký tặng 10 căn nhà chống lũ; Các đơn vị đã đăng ký hỗ trợ cam kết sẽ chuyên thăng tiên đầu giá sản phẩm và nông sản, vật tư thiết yếu tới huyện đảo Trường Sa trong thời gian sớm nhất.Như vậy, đến nay Ban tổ chức đã nhận được sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm ủng hộ đồng bào miền Trung và biển đảo bị ảnh hưởng mưa lũ với tổng số tiền là 1.193,354 triệu đồng.

Số tiền ủng hộ đồng bảo miền Trung bị ảnh hưởng mưa lũ là 733,354 triệu đồng. Có nhiều nhà nhà hảo tâm đăng ký ủng hộ nông sản, vật phẩm tặng nhân dân miền Trung nhưng do điều kiện BTC chưa kịp bố trí đi vào ủng hộ đồng bào miền Trung nên đã gửi lại chủ thể bán giúp hàng và hỗ trợ trực tiếp cho các tỉnh miền Trung hoặc thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hoặc BTC.

Ban tổ chức đã thực hiện biểu trưng là Cột chủ quyền Quần đảo Trường Sa thiêng liêng của Tổ quốc và biểu trưng sản phẩm OCOP là “Tinh hoa hội tụ" đã quyện cùng “Không gian văn hoá miền Trung - Tây Nguyên và Biển đảo giữa lòng Thủ đô Hà Nội".

Ban tổ chức đã thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 như: Phun khử khuẩn toàn bộ khu vực tổ chức Sự kiện trước 24 giờ; đã bố trí các bàn để nước sát khuẩn và phát khẩu tran miễn phí tại 4 công chính vào sự kiện; Yêu cầu tất cả mọi người đeo khẩu trang đầy đủ, sát khuẩn tay; Bố trí đầy đủ phương tiện đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo công tác phòng chống dịch tại khu vực tổ chức Sự kiện.

Kêu gọi hơn 1,19 tỉ đồng và nhiều nông sản, vật phẩm, vật tư thiết yếu ủng hộ cho đồng bào miền Trung

Bà Hoàng Thị Huyền, Phó Chánh Văn phòng Chuyên trách, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội phát biểu tại lễ bế mạc

Phát biểu báo cáo bế mạc, bà Hoàng Thị Huyền, Phó Chánh Văn phòng Chuyên trách, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: "Mặc dù thời gian tổ chức sự kiện chịu nhiều ảnh hưởng xấu của thời tiết như mưa bão ở miền Trung, gió mùa gây mưa, rét kéo dài ở miền Bắc tuy nhiên Sự kiện vẫn nhận được sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của Doanh nghiệp và người dân. Trung bình có khoảng trên 3 vạn lượt khách hàng đến tham quan mua sắm, trong số đó có rất nhiều khách hàng là người nước ngoài.

Doanh số bán hàng tuy đạt không cao khoảng trên 5 tỷ đồng, nhưng số lượng Biên bản hợp tác và Hợp đồng mở đại lý, tiêu thụ sản phẩm đạt tương đối lớn, với tổng số 32 hợp đồng (trong tổng số trên 50 biên bản được ký kết) chủ yếu tập Trung vào kết nối và tiêu thụ các sản phẩm miền Trung, Tây Nguyên".

Các hoạt động thiện nguyện, quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung và biển đảo bị ảnh hưởng lũ lụt được rất nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nhân, nghệ nhân, chủ nhà vườn, cũng như những mạnh thường quân, nhà hảo tâm chung tay ủng hộ vật chất và tinh thần để kịp thời cùng các ngành, các cấp hỗ đồng bào miền Trung và biển đảo khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.

Sản phẩm trưng bày, bố trí, thiết kế phù hợp cho khách tham quan thưởng lãm, chụp ảnh, đặc biệt các sản phẩm trưng bày đều đáp ứng được tiêu chí vệ sinh an toàn và chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân. Công tác an ninh, trật tự vệ sinh, y tế, phòng cháy chữa cháy, chiếu sáng phục vụ sự kiện được đảm bảo.

Ngoài những kết quả đạt được trên, Ban tổ chức nhận thấy vẫn còn một số hạn chế cần rút kinh nghiệm: Nhiều nội dung phát sinh trong công tác tổ chức, thực hiện nhưng không có nguồn bổ sung. Công tác tuyên truyền vận động các nhà hảo tâm và bán đấu giá sản phẩm mới làm lần đầu tiên nên chưa có nhiều kinh nghiệm cho nên không thể không còn khiếm khuyết".

Kêu gọi hơn 1,19 tỉ đồng và nhiều nông sản, vật phẩm, vật tư thiết yếu ủng hộ cho đồng bào miền Trung

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí phát biểu bế mạc sự kiện

Tại sự kiện, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, sau thành công của 3 lần tổ chức, từ ngày 10/12 - 14/12/2020 tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND TP Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm TP Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai tổ chức sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh khu vực Nam Bộ cũng sẽ được TP tổ chức nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP của Hà Nội, tăng cường kết nối giao thương với các tỉnh, thành trên cả nước.

BÀI VIẾT THEO CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP VỚI CHI CỤC PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TP. HÀ NỘI

Địa chỉ: số 73 Lê Hồng Phong - Hà Đông - Hà Nội Điện thoại: 024.63255101; Email: ccptnthn.sonnptnt@hanoi.gov.vn.com

Thanh Lam
Nguồn Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam