Ảnh minh họa |
Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, tháng 3 vừa qua, trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và người dân đang thực hiện giãn cách xã hội, nhà đầu tư trong nước đã mở mới hơn 32.000 tài khoản chứng khoán. Đây là số lượng tài khoản cao kỷ lục kể từ thời điểm VN-Index lập đỉnh hơn 1.200 cách đây 2 năm.
Đây là một tín hiệu tích cực trong hành trình hướng đến mục tiêu 3% dân số Việt Nam có tài khoản chứng khoán vào năm 2020 và 5% vào năm 2025 mà Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” của Chính phủ đã đưa ra.
Lý giải việc này, các công ty chứng khoán cho biết, yêu cầu giãn cách xã hội trở thành cơ hội cho thị trường chứng khoán thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới. Từ trước đến nay, chứng khoán vẫn luôn được biết đến là một kênh đầu tư hấp dẫn, nhưng đòi hỏi người tham gia phải có hiểu biết nhất định về tài chính kinh tế, đồng thời có quỹ thời gian để có thể theo dõi diễn biến thị trường. Chính vì vậy, thời gian rảnh rỗi ở nhà trở thành cơ hội cho nhiều người học hỏi, nghiên cứu về đầu tư chứng khoán.
Tiếp đó, sự phát triển của công nghệ đã nâng tầm thị trường chứng khoán lên một bước. So với thời điểm cách đây 2 năm, tốc độ phát triển của các ứng dụng giao dịch chứng khoán đã được cải thiện rất nhiều. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư lựa chọn giao dịch trực tuyến là kênh đặt lệnh mặc định của mình, thay thế những kênh truyền thống. Với công nghệ, việc đăng ký mở tài khoản trực tuyến và giao dịch chứng khoán trở nên dễ dàng và thuận tiện.
Cùng với đó, do thị trường chứng khoán giảm mạnh (đến cuối tháng 3, VN-Index giảm hơn 31% so với cuối năm 2019), cơ quan chức năng giảm nhiều loại chi phí giao dịch… đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường để bắt đáy.
Tuy nhiên, cũng theo VSD, trong tháng 3, nhà đầu tư nước ngoài chỉ mở mới 191 tài khoản, con số thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Tháng 3 cũng là tháng giảm điểm lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam, với VN-Index ghi nhận mức giảm kỷ lục lên đến gần 25% do tác động của dịch COVID-19.
T