Hội thảo khoa học Quốc tế: Viễn cảnh Đông Nam Bộ lần III năm 2022

12/12/2022 22:51

Ngày 16/12/2022, tại Bình Dương, Trường Đại học Thủ Dầu Một phối hợp cùng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Đại học Sains Malaysia tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế: Viễn cảnh Đông Nam Bộ lần III năm 2022 với chủ đề "Đô thị và Nông nghiệp đô thị thông minh vùng Đông Nam Bộ".

Hội thảo khoa học Quốc tế: Viễn cảnh Đông Nam Bộ lần III năm 2022

Nghị quyết số 24 - NQ/TW ngày 07/10/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định: "Xây dựng Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế. Phát triển nhanh, bền vững, hài hoà giữa các tiểu vùng, các địa phương trong vùng; các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nâng cao sức khoẻ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng. Phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử cách mạng, văn hoá, tinh thần tự lực, tự cường của "Miền Đông gian lao mà anh dũng" trong xây dựng và phát triển vùng. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng đối ngoại và hợp tác quốc tế...". Chính vì vậy, Hội thảo khoa học Quốc tế: Viễn cảnh Đông Nam Bộ lần III năm 2022 với chủ đề "Đô thị và Nông nghiệp đô thị thông minh vùng Đông  Nam Bộ" là một trong những hoạt động thiết thực góp phần triển khai mục tiêu trên.

Sự phát triển đô thị hóa nhanh chóng đã khiến cho việc sản xuất lương thực, thực phẩm trở nên khó khăn vì diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, mật độ dân cư ngày một đông, cùng với những thách thức do thiên tai dịch bệnh, biến đối khí hậu...Do vậy, ở nhiều thành phố trên thế giới đã và đang chuyển sang sử dụng công nghệ thông minh để phát triển nông nghiệp thông minh nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sống, tạo không gian xanh, không khí trong lành cho cư dân đô thị. Đến nay, nhiều quốc gia đã bắt đầu thực hiện những chính sách khuyến khích sự tăng trưởng của nông nghiệp đô thị như một phần quan trọng của hệ thống lương thực phẩm an toàn, đặc biệt là sau khủng hoảng do đại dịch gây ra.

Theo các chuyên gia, nông nghiệp đô thị là một nền nông nghiệp đa chức năng, có các vai trò: Góp phần tạo cảnh quan đô thị và cải thiện sức khỏe cộng đồng; góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm tươi sống tại chỗ cho các đô thị.Nông nghiệp đô thị thông minh là nông nghiệp thông minh áp dụng trong nông nghiệp đô thị. 

Tuy nhiên, vấn đề phát triển nông nghiệp đô thị thông minh ở nước ta còn khá mới mẻ, quy mô nhỏ và dường như chưa có mô hình nông nghiệp thông minh hoàn chỉnh. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Bộ đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức để có thể vừa trở thành đô thị hiện đại, vừa duy trì phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang chịu áp lực lớn với lượng dân cư đông đúc, tình trạng mất cân bằng dân số, hạ tầng các khu công nghiệp, khu sản xuất bị quá tải, giao thông thường xuyên ùn tắc và các vấn đề ô nhiễm môi trường.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, việc xây dựng nông nghiệp đô thị thông mình ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ở Đông Nam Bộ nói chung là một xu hương mới nhằm đảm bảo an ninh, an toàn lương thực thực phẩm cho đô thị đầu tàu, năng động nhất cả nước. 

a-1670843018.jpg

Từ thực trạng đó, năm 2015, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã xây dựng Đề án nghiên cứu khoa học về miền Đông Nam Bộ nhằm phục vụ phát triển nhà trường đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh/thành vùng Đông Nam Bộ. Đề án nhận được sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương, nhiều cơ quan khoa học và giáo dục cả trong và ngoài nước. Sau 07 năm thực hiện Đề án (giai đoạn I: 2015-2022). Đề án đã thu hút sự quan tâm của chính quyền địa phương trong Vùng Đông Nam Bộ; các nhà quản trị địa phương; cơ quan chuyên môn và giới học thuật. Là một hợp phần trọng tâm của Đề án - Hội thảo Quốc tế Viễn cảnh Đông Nam Bộ là chuỗi diễn đàn học thuật được tổ chức 02 năm một lần vào những năm chẵn. Năm 2022, là lần thứ 3 của sự kiện học thuật này.

Tại Hội thảo lần 1 và lần 2 đã giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong các chuyên đề: Liên kết phát triển vùng đô thị động lực: Lý luận và kinh nghiệm quốc tế; Quy hoạch phát triển vùng đô thị động lực Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai; Liên kết phát triển vùng đô thị động lực Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. Cùng với 09 báo cáo tham luận được được trình bày tại các tiểu, các nhà khoa học đã tập trung bàn thảo đa chiều về những thách thức của vùng liên kết đô thị; Liên kết vùng đô thị động lực ở Đông Nam Bộ hiện nay.

Đó là những tiền đề để Hội thảo khoa học Quốc tế: Viễn cảnh Đông Nam Bộ lần thứ III năm 2022, các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành, các nhà khoa học đã đóng góp trên 60 báo cáo tham luận và đã được Ban tổ chức chọn lọc, biên tập, xuất bản kỷ yếu phục vụ hội thảo.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học sẽ tập trung thảo luận các vấn đề như: Những vấn đề chung về đô thị và nông nghiệp đô thị.; Khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp đô thị thông minh; Thực tiễn và những vấn đề đặt ra về phát triển nông nghiệp đô thị thông minh vùng Đông Nam Bộ và những nội dung chuyên đề liên quan.

Hội thảo khoa học Quốc tế: Viễn cảnh Đông Nam Bộ lần thứ III năm 2022 với chủ đề "Đô thị và Nông nghiệp đô thị thông minh vùng Đông Nam Bộ" được tổ chức với sự tham gia của các đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong nghiên cứu và đào tạo về đô thị, nông nghiệp đô thị thông minh như Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Sains Malaysia và Trường Đại học Thủ Dầu Một cùng đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong và ngoài nước sẽ phân tích đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu, khoa học công nghệ, đến quá trình tổ chức lại không gian kiến trúc đô thị. Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp thông minh của một số nước trên thế giới, từ đó có những gợi mở chính sách và đề xuất những giải pháp cho vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam.

----

Urbanization has been considered a threat to food production since it is likely to reduce the availability of croplands, and increase population density, along with challenges caused by natural disasters, diseases and climate change. Therefore, many cities around the world have been turning to use smart technology to develop smart agriculture in order to provide food, fresh food, and create green space and fresh air for urban residents.

Following the start of the pandemic, policies that support urban agriculture are implemented by countries have surged.

According to experts, urban agriculture is a multi-functional agriculture, with the following roles: Contributing to the urban landscape and improving community health; contributing to the supply of food, fresh food on the spot for urban areas. Smart urban agriculture is smart agriculture applied in urban agriculture.

However, smart urban agriculture development in Vietnam is still new, small scale and smart agriculture models seem to still be incomplete.

The Southeast region, especially Ho Chi Minh City, is facing many challenges in order to become a modern city while maintaining sustainable economic, social and environmental development.

Ho Chi Minh City is under great pressure with a dense population, population imbalance, overloaded infrastructure of industrial parks and production zones, frequent traffic congestion and environmental pollution problem.

In the context of the strong fourth industrial revolution, the construction of smart urban agriculture in Ho Chi Minh City in particular and in the Southeast, in general, is a new trend to ensure food safety and nutrition security.

From that situation, in 2015, Thu Dau Mot University developed a scientific research project on the Southeast region to serve the school's development and contribute to the economic and social development of the provinces/cities Southeast region. The project has received deep concern from local authorities, many scientific and educational agencies both domestically and abroad.

After 07 years of implementing the Project (phase I: 2015-2022). The project has attracted the attention of local authorities in the Southeast region; local administrators; professional bodies and academia. As a key component of the Project - The Southeast Perspective International Conference is a series of academic forums held every two years. 2022, is the 3rd edition of this academic event.

At the 1st and 2nd Workshops, theoretical and practical issues were solved in the following topics:

1. Linking the development of dynamic urban areas: Theory and international experience;

2. Development planning of dynamic urban areas Ho Chi Minh City - Binh Duong - Dong Nai.

3. Link to develop dynamic urban area Ho Chi Minh City - Binh Duong - Dong Nai.

Along with 09 presentation reports presented in the sub-districts, the scientists focused on multi-dimensional discussions on the challenges of urban connectivity; Linking dynamic urban areas in the Southeast today.

Those are the premise for the International Scientific Conference: The Third Southeast Perspective in 2022, specialized research agencies and scientists have contributed over 60 papers that were selected, edited and published by the Organizing Committee.

At the conference, experts and scientists will focus on discussing issues such as:

+ General problems of urban and urban agriculture.

+ Science and technology in smart urban agriculture development.

+ Practices and issues on smart urban agricultural development in the Southeast region and related thematic contents.

The 3rd International Scientific Conference: The Southeast Perspective in 2022 with the theme "Smart Urban and Urban Agriculture in the Southeast region" was held with the participation of units with a long history of experience in research and training on urban, smart urban agriculture such as the Vietnam Academy of Agricultural Sciences (VAAS), the University of Sains Malaysia and Thu Dau Mot University, together with a large number of scientists, research experts Leading domestic and foreign leaders will analyze and assess the impact of socio-economic factors, climate change, science and technology, on the process of reorganizing urban architectural space.

Experience in sustainable agricultural development, urban agriculture, smart agriculture of some countries in the world, from which there are policy suggestions and solutions for the Southeast region of Vietnam.

 Vương Xuân Nguyên - Nguyễn Quang Giải 

 

Bạn đang đọc bài viết "Hội thảo khoa học Quốc tế: Viễn cảnh Đông Nam Bộ lần III năm 2022" tại chuyên mục TIN TỨC.

Đọc các tin bài có liên quan tại trang https://nongthonvaphattrien.vn/